So sánh đặc trưng văn hóa thị dân Edo Nhật Bản và văn hóa Kẻ chợ Thăng Long Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Tổng quan
1. Nhu cầu thực tiễn
Hiện nay, số người quan tâm và bắt đầu học tiếng Nhật đã và đang tăng lên
nhanh chóng. Theo khảo sát của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản năm 2018, số lượng
học viên tiếng Nhật tại Việt Nam là khoảng 174.000 người và Việt Nam cũng là nước
có số người học tiếng Nhật lớn thứ 6 thế giới. Con số này hiện vẫn đang tăng lên hằng
năm và điều này cho thấy rằng sự quan tâm của người Việt Nam với ngôn ngữ và văn
hóa Nhật là rất lớn. Nhiều người học tiếng Nhật với mong muốn và nhu cầu để có
thể làm việc và sinh sống tại đất nước này. Ngược lại, số người Nhật đang làm
việc tại Việt Nam cũng ngày càng đông. Theo số liệu thống kê được Bộ Ngoại
giao Nhật Bản công bố vào năm 2019, tính đến hết tháng 9/2018, số người Nhật
Bản tại Việt Nam được cập nhật là 22.125 người, tăng 28,1% so với con số thống
kê cùng kỳ trong năm 2017. Vậy nên việc tìm hiểu văn hóa giữa hai nước để
người dân hai nước thêm hiểu nhau rất quan trọng.
Thời kỳ Edo ở Nhật là một trong những thời kỳ nổi bật trong lịch sử Nhật
Bản, được coi là mở đầu cho thời kỳ cận đại tại Nhật và là một thời kỳ phát triển
đa dạng, vượt trội về văn hoá, tư tưởng và giáo dục. Tương tự ở Việt Nam, Hà
Nội vào thế kỉ XVII-XVIII cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt. Văn hóa
ở 2 thời kỳ này là tiền đề để phát triển văn hóa đương đại ở cả hai nước. Việc tìm
hiểu văn hóa ở cả hai thời kỳ này để tìm được sự tương đồng và khác biệt giữa
hai nước. Từ đó hiểu được có sự ảnh hưởng của văn hóa thời đấy đến thời hiện
đại.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn liên quan đến văn hóa và giáo dục, em
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này để có thể hiểu biết thêm về văn hóa giữa hai
nước.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Có các công trình nghiên cứu, tài liệu sau bàn về Văn hóa thị dân
(Chounindou) của Nhật cũng như văn hóa Kẻ chợ (Việt Nam):

  • Vũ Ngọc Khánh, Đỗ Thị Hảo (1987): Giai thoại Thăng Long:chuyện kẻ
    chợ, chuyện kinh kỳ (Nxb. Hà Nội): Gồm các giai thoại văn hoá, lịch sử,
    giai thoại dân gian khắc họa những nét độc đáo, riêng tư của Thăng Long,
    Hà Nội.
  • Nguyễn Thừa Hỷ (2008): Cộng đồng cư dân đô thị và văn hóa thị dân
    Thăng Long – Kẻ chợ thế kỷ XVII – XVIII. (Nghiên cứu lịch sử số 2.2008)
    và một các nghiên cứu riêng lẻ về từng đặc trưng trong văn hóa thị dân thời Edo (Nhật
    Bản)

3. Ý nghĩa khoa học

  • Đóng góp vào lý luận nghiên cứu về các nền văn hóa thị dân giữa hai nước Nhật
    Bản và Việt Nam.
  • Tiếp bước và phát triển các nghiên cứu đi trước về đề tài.