“Nghiên cứu xu hướng sử dụng chữ “”Thị”” với vai trò là yếu tố đánh dấu giới tính trong tên người Việt Nam – Khảo sát tại một trường Mầm non trên địa bàn Thành phố Ninh Bình “

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Tổng quan

1.1. Nhu cầu thực tiễn

Chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistics) ra đời đã chứng minh ngôn ngữ và giới tính luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đã có nhiều nội dung xoay quanh đề tài này với hàng loạt công việc được triển khai như: các hình thức ngôn ngữ của nam giới và nữ giới, mô thức giới trong ngôn ngữ học xã hội, biểu hiện của sự kì thị về giới tính trong ngôn ngữ, phong trào nữ quyền với sự cải cách ngôn ngữ về giới, giới với tư cách là nhân tố trong nghiên cứu giao tiếp…

Trong phạm vi của bài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng tên người Việt Nam từ danh sách của một trường Mầm non trên địa bàn Thành phố Ninh Bình (Cụ thể là: Trường Mầm non Đông Thành) để phân tích và nhận ra quan niệm đặt tên của người Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian mà nổi bật là tên nữ giới có chữ “Thị” ngày càng ít. Cụ thể, trong 6 năm học (2017 – 2018 đến 2022 – 2023) tổng số học sinh nữ có chữ “Thị” trong tên ngày càng ít và giảm nhanh theo thời gian. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này để tìm hiểu nguyên nhân đằng sau của xu hướng trên.

1.2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan

  • Liên quan xa:
  • “Ngôn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản” – Nguyễn Văn Khang.
  • “Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ qua những danh hiệu và những từ tôn xưng” – Trần Xuân Điệp.
  • “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính trong tiếng Việt và tiếng Anh” – Lê Hồng Linh.
    • Liên quan gần
  • “Đôi nét đặc điểm họ tên người Trung Quốc và người Việt Nam” – Phạm Hữu Khương.
    • Liên quan cực gần
  • “Vấn đề giới trong tên người Việt” – Lê Thị Minh Thảo, Lại Minh Thu, Phạm Nguyễn Bình Nguyên.
    • Tổng quan:
  • Tồn tại: Việc nghiên cứu chuyên biệt về giới tính trong tên người ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn hạn chế. Chủ yếu việc nghiên cứu vấn đề giới trong tên được lồng ghép trong quá trình nghiên cứu về tên người ở các ngôn ngữ khác nhau trong đó có phân biệt cách đặt tên cho nam và cách đặt tên cho nữ.
  • Nét riêng: Thông qua việc khảo sát, thống kê, phân tích tên học sinh nữ tại Trường Mầm non Đông Thành, chúng tôi mong muốn đưa ra kết luận về sự thay đổi quan điểm đặt tên của người Việt Nam, tìm hiểu lí do tên người Việt Nam có chữ “Thị” ngày càng ít và nguyên nhân đằng sau đó.

1.3. Ý nghĩa khoa học

  • Xác định những yếu tố tác động đến sự thay đổi quan niệm đặt tên của người Việt Nam hiện nay.
  • Trả lời câu hỏi vắng chữ “Thị” có ảnh hưởng đến vấn đề nhận dạng giới tính qua tên hay không.
  • Cung cấp thông tin về vấn đề giới trong ngôn ngữ.
  • Tìm ra nguyên nhân đằng sau xu hướng đặt tên không có chữ “Thị” của một bộ phận người Việt Nam hiện nay.