1. Tổng quan
1.1. Nhu cầu thực tiễn
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp và đa dạng, vai trò của điện ảnh không chỉ dừng lại ở việc giải trí mà còn mở ra những khía cạnh đầy thú vị về sự phản ánh và phê phán xã hội. Điện ảnh không chỉ là một phương tiện truyền thông mà còn là một phương thức giao tiếp mạnh mẽ có khả năng lan tỏa thông điệp và tạo ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức và nhận thức của khán giả. Xã hội đang trải qua nhiều biến đổi, thách thức và vấn đề phức tạp, và điện ảnh Hàn Quốc đã thể hiện khả năng đáp ứng và phản ánh chân thực những khía cạnh này. Từ phản ánh bất bình đẳng giai cấp, tầng lớp xã hội đến cuộc sống hàng ngày của người dân, các tác phẩm điện ảnh đưa ra cái nhìn sâu sắc và phê phán về vấn đề xã hội. Việc nghiên cứu và phân tích cách mà điện ảnh Hàn Quốc thể hiện sự phê phán sẽ giúp hiểu rõ hơn về xã hội đương thời và nhận thức về những vấn đề quan trọng. Hơn nữa, điện ảnh không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn phản ánh của văn hóa và tư duy xã hội. Tính phê phán trong phim điện ảnh Hàn Quốc thể hiện cách mà người làm phim tiếp cận và hiểu rõ về giá trị, niềm tin và tư duy xã hội. Việc nghiên cứu chủ đề này khám phá góc nhìn văn hóa và tư duy xã hội của người dân Hàn Quốc thông qua các tác phẩm điện ảnh.
Trước tiên, phim điện ảnh Hàn Quốc đang ngày càng thu hút sự chú ý toàn cầu với các tác phẩm được đánh giá cao và giành giải thưởng quốc tế. “Parasite”và “Squid Game” là hai bộ phim đạt được thành công vượt trội, được công nhận trên phạm vi quốc tế. Năm 2019, “Parasite” đã đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes, trở thành bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc đạt được giải thưởng này. Tại Lễ trao giải Oscar 2020, bộ phim làm nên lịch sử khi giành nhóm tác giả 4 giải, bao gồm “Phim xuất sắc nhất” và “Đạo diễn xuất sắc nhất”. Tầm ảnh hưởng của “Parasite” không chỉ dừng lại ở danh hiệu và giải thưởng. Phim đã tạo ra một cú hích mạnh mẽ cho ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc và mang đến một cái nhìn mới mẻ về phong cách làm phim và nội dung đa dạng. “Squid Game” trở thành một trong những series phim truyền hình nổi tiếng và được xem nhiều nhất trên nền tảng Netflix. Tầm ảnh hưởng của “Squid Game” không chỉ dừng lại ở mức độ quốc gia mà còn lan tỏa trên toàn thế giới.
Bộ phim đã thu hút hàng triệu lượt xem và tạo nên một làn sóng thảo luận sôi nổi về nội dung và ý nghĩa của nó. “Squid Game” đã giúp nghệ thuật truyền hình Hàn Quốc tiếp cận và thu hút khán giả đa dạng trên toàn cầu, mở ra một cánh cửa mới cho sự phát triển và tầm ảnh hưởng của ngành công nghiệp truyền hình Hàn Quốc. Điều này tạo ra một nền tảng tốt để nghiên cứu về tính phê phán xã hội trong điện ảnh Hàn Quốc. Nhóm nghiên cứu muốn tận dụng cơ hội này để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về tính phê phán xã hội trong điện ảnh Hàn Quốc tập chung vào hai bộ phim trên.
Thứ hai, nghệ thuật, đặc biệt là phim điện ảnh, có sức mạnh thay đổi ý thức và hành vi của công chúng. Phê phán xã hội trong nghệ thuật có thể gợi mở và đánh thức nhận thức về những vấn đề quan trọng trong xã hội. Từ đó, nhóm tác giả hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ giúp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nghệ thuật và vai trò của phim điện ảnh Hàn Quốc trong việc thúc đẩy suy ngẫm và thay đổi xã hội.
Thứ ba, lấy cảm hứng từ chính những vấn đề xã hội phức tạp tồn tại trong xã hội Hàn Quốc như như bất bình đẳng, sự chênh lệch giàu nghèo, và cuộc sống khốn khổ. Sự chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng giai cấp là một vấn đề quan trọng ở Hàn Quốc. Mặc dù nền kinh tế của Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, nhưng khoảng cách giai cấp vẫn còn rất lớn. Nhóm tác giả muốn nghiên cứu và phân tích các yếu tố điện ảnh trong hai bộ phim này, nhằm hiểu rõ hơn về cách mà họ thể hiện và phê phán các vấn đề xã hội đang diễn ra trong xã hội Hàn Quốc.
Vì những lý do trên, nhóm chọn đề tài “Tính phê phán xã hội trong phim điện ảnh Hàn Quốc (Trên tư liệu phim Parasite và Squid Game)” làm nghiên cứu khoa học với hy vọng sẽ nghiên cứu và đóng góp thêm những thông tin về nghệ thuật điện ảnh Hàn Quốc và sự phê phán xã hội của nó đối với xã hội hiện đại.
6.2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Trước khi tập trung vào nghiên cứu về đề tài “Tính phê phán xã hội trong phim điện ảnh Hàn Quốc (Trên tư liệu phim Parasite và Squid Game),” đã có một số nghiên cứu quan trọng về các khía cạnh liên quan đến hai tác phẩm điện ảnh và phê phán xã hội trong nền điện ảnh Hàn Quốc. Dưới đây là một tóm tắt về một số nghiên cứu tiêu biểu trước đây.
Trong nghiên cứu ‘사회비판적 ‘K-콘텐츠’는 세상을 바꿀 수 있는가?<스카이캐슬>, <기생충>, <오징어 게임> 의 분열하는 기호들’ (2022) của 곽영신, tác giả đã phân tích diễn ngôn văn bản của hai bộ phim ‘ký sinh trùng’ và ‘trò chơi con mực’ đã thu được những đánh giá tích cực đồng thời bày tỏ quan điểm phê phán và diễn ngôn về sự bất bình đẳng, bất công và bất công trong xã hội Hàn Quốc đương đại.
Trong luận văn “Social Inequality in the Korean Drama Squid Game” (2021) bởi Ernesta DRUSKINYTE đã sử dụng ‘trò chơi mực’ của Hàn Quốc như một lăng kính để phân tích bất bình đẳng xã hội. Thông qua phân tích nội dung định tính, nội dung của bộ phim cho thấy ba hình thức bất bình đẳng xã hội lớn: kinh tế, giới tính và chủng tộc. Về mặt kinh tế, các nhân vật được phân chia giữa những người cực kỳ giàu có và những người túng thiếu về kinh tế, với người giàu tham gia để mua vui và người nghèo tham gia để cứu mạng sống. Bất bình đẳng giới thể hiện qua ưu thế nam giới trong số các thành viên VIP và game thủ, và các nhân vật nữ phải chịu bạo lực và phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc cũng được miêu tả, cho thấy người nước ngoài bị áp bức về mặt xã hội, kinh tế và chính trị.
Trong nghiên cứu “REPRESENTATION OF SYMBOLS IN “PARASITE” MOVIE” (2021) của Tira Nur Fitria, tác giả đã xem xét cách sử dụng phức tạp của biểu tượng và vai trò của nó trong phê bình kinh tế xã hội trong bộ phim “Ký sinh trùng”. Thông qua phân tích kỹ lưỡng các yếu tố hình ảnh và tường thuật, nghiên cứu khám phá cách đạo diễn Bong Joon-ho sử dụng chủ nghĩa biểu tượng để bình luận về sự chênh lệch giai cấp, tính di động xã hội và mối quan hệ cộng sinh giữa những người có đặc quyền và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Bằng cách phân tích các cảnh quay, nhân vật và cách sắp đặt, nghiên cứu này làm sáng tỏ sự miêu tả đầy sắc thái của bộ phim về những căng thẳng kinh tế xã hội trong xã hội Hàn Quốc đương đại. Xem xét các kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy các nghiên cứu phân tích nhiều góc nhìn và các khía cạnh khác nhau của hai bộ phim. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích một khía cạnh cụ thể là phê phán xã hội thể hiện trong hai phim. Do các nghiên cứu có thể tập trung vào các khía cạnh khác nhau của hai phim, có thể xuất hiện sự không đồng nhất trong các kết quả và phân tích. Điều này có thể tạo ra sự mập mờ và thiếu khách quan trong việc hiểu các thông điệp trong phim. Tuy nhiên, các hạn chế cũng tạo cơ hội cho nghiên cứu này đi sâu vào các khía cạnh phức tạp hơn của phê phán xã hội trong hai tác phẩm điện ảnh ‘ký sinh trùng’ và ‘trò chơi con mực’