Tìm hiểu xu hướng sử dụng mỹ phẩm thuần chay của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN (nghiên cứu trường hợp hãng Dear, Klairs). Một số gợi ý cho ngành Công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam.

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Nhu cầu thực tiễn 

Hiện nay, do nhiều vấn đề khác nhau như biến đổi khí hậu nghiêm trọng và ý thức bảo vệ động vật được nâng cao, các chiến dịch “Vegan” (thuần chay) đang ngày một lan rộng. Trong số đó, ngành công nghiệp mỹ phẩm đã phản ánh tích cực chiến dịch này. Có rất nhiều thương hiệu và các sản phẩm liên quan đến thuần chay được ra mắt. Một trong những trào lưu làm đẹp đã và đang nở rộ trong những năm gần đây đó chính là mỹ phẩm thuần chay. 

Mọi người không chỉ tìm kiếm những loại mỹ phẩm tốt, lành tính, an toàn cho da mà còn lựa chọn những sản phẩm đến từ các thương hiệu làm đẹp đề cao các giá trị bảo vệ môi trường và động vật. Và ở Việt Nam, mỹ phẩm thuần chay đã trở thành xu hướng và đặc biệt gây sốt trong nhóm khách hàng Gen Z. Các hãng mỹ phẩm nổi tiếng cũng tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm tung ra thị trường những sản phẩm “xanh và sạch” vừa tốt cho sức khỏe người tiêu dùng vừa thân thiện với môi trường. Trong đó, dòng sản phẩm thuần chay của hãng mỹ phẩm Hàn Quốc Dear, Klairs đã và đang nhận được nhiều sự yêu mến từ các khách hàng. Nhưng để đánh bại các đối thủ khác và thu hút khách hàng, cần nghiên cứu, đo lường, nhằm đưa ra những gợi ý cụ thể cho sự phát triển của hãng. 

Cho đến nay, đã có nhiều các công trình, bài nghiên cứu về mỹ phẩm thuần chay, nhưng chủ yếu đều tập trung vào hành vi mua sắm và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm thuần chay của người tiêu dùng và vẫn chưa có nghiên cứu nào đào sâu vào xu hướng sử dụng mỹ phẩm thuần chay của giới trẻ gen Z tại Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nên nhóm đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu xu hướng sử dụng mỹ phẩm thuần chay của sinh viên trường Đại học

Ngoại ngữ – ĐHQGHN (nghiên cứu trường hợp hãng Dear, Klairs). Một số gợi ý cho ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam” với mong muốn tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng mỹ phẩm thuần chay của giới trẻ gen Z và thúc đẩy dòng mỹ phẩm thuần chay phát triển tại thị trường Việt Nam. Qua việc nghiên cứu trường hợp hãng mỹ phẩm Dear, Klairs để giúp người tiêu dùng lựa chọn cho mình được một hãng mỹ phẩm uy tín, an toàn, nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp, đảm bảo sức khỏe và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. 

2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan 

Tài liệu tham khảo 

Tiếng Việt: 

1. Phạm Thị Như Bình. (2021). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm thuần chay của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Võ Tuấn Hải. (2023). Top 12 chiến lược marketing mỹ phẩm thu hút khách hàng 2023. Truy cập lúc 9:19 ngày 29/7/2023 tại https://chuyengiamarketing.com/marketing-my-pham/#HOP_TAC_VOI_CAC_ KHACH_SAN_VA_SPA 

3. Ngô Thị Ngọc Huyền. (2022). Ý định mua sắm mỹ phẩm thuần chay: vận dụng mô hình của thuyết hành vi có kế hoạch rộng mở. 

4. KBH Company. (2023). Xu hướng mỹ phẩm thuần chay thị trường làm đẹp tại Việt Nam. Truy cập lúc 9:59 ngày 29/7/2023 tại https://kbhcompany.vn/xu-huong-my-pham-thuan-chay/ 

5. Lưu Thị Thu Loan. (2023). Mỹ phẩm thuần chay: Xu hướng làm đẹp thân thiện với môi trường đang ngày càng phát triển tại Hàn Quốc. Truy cập lúc 9:00 ngày 27/7/2023 tại https://vietnamese.korea.net/NewsFocus/HonoraryReporters/view?articleId=23 0653 

6. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Lê Đặng Như Huỳnh. (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm mỹ phẩm organic của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí KTĐN, số 116. 

7. Lê Thị Hồng Ngọc, Phạm Trương Minh Tâm. (2022). Nghiên cứu ‘Mối quan

hệ giữa tính cách, truyền thông xã hội, ewom và thái độ đối với mỹ phẩm thuần chay của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh’ 

8. Quang Vũ. (2022). Dear, Klairs đồng hành cùng đời sống cộng đồng. Truy cập lúc 8:19 ngày 27/7/2023 tại https://ttvn.toquoc.vn/dear-klairs-dong-hanh-cung-doi-song-cong-dong-202209 29095905683.htm 

9. Nguyễn Tấn Thành. (2021). Nghiên cứu ‘ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mỹ phẩm thuần chay của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh’ Tiếng Anh 

1. H. S. Kim. (2019). A Study on Awareness and Use of Vegan Cosmetics. Master dissertation. Graduate School of Engineering, Konkuk University, Seoul. 2. Larson, K. (2021). Vegan Beauty Is On The Rise, With Brands Like Typology, The Ordinary And Lune+Aster Leading The Way. Accessed at https://www.forbes.com/sites/kristinlarson/2021/04/30/vegan-beauty–brands-li ke-typology-the-ordinary-luneaster-lead-the-way/?sh=7564594f2e0a at 9:00 on July 13,2023 

3. Le, T. (2019). Vegan Trend in Consumer Buying Behaviour [Bachelor´s thesis, Oulu University of Applied Sciences]. https://urn.fi/URN:NBN:fi:amk-2019101419948 

4. Lee, J., & Kwon, K. H. (2022). Good ingredients from foods to vegan cosmetics after COVID‐19 pandemic. Journal of Cosmetic Dermatology, 21(8), 3190-3199. 

5. Varma, A., & Ray, S. (2023). Revolutionizing the Indian market through eco-friendly sustainable products: The rise of vegan beauty inspired by nature. Int. J Res Marketing Manage Sales, 5(2), 18-26. 

6. Y. H. Choi & K. H. Lee. (2019). Diffusion of Veganism in Fashion and Beauty – A Semantic Network Analysis -. Journal of the Korean Society of Costume, 69(6), 75-94. DOI : 10.7233/jksc.2019.69.6.075 

Tiếng Hàn

1. 김경민. (2021). 소비 가치에 따른 비건 화장품의 구매의도에 관한 연구 [학위논문(석사)–숙명여자대학교원격대학원].http://www.riss.kr/link?id=T1 5899546 

2. 김정인. (2023). 라이프스타일 유형과 자기표현욕구가 비건화장품 구매의도에 미치는 영향에 관한 연구: 사회적가치의 매개효과 중심으로. 벤처창업연구, Vol.18 No.5, 217-240. http://www.riss.kr/link?id=A108818441 

3. 류재언, & 박초희 . (2021). 비건 브랜드에 대한 인식과 제품 만족도 연구. 한국화장품미용학회지, Vol.11 No.1, 153-163. http://www.riss.kr/link?id=A108056011 

4. 성예림. (2022). 소비자의 환경가치관과 비건 화장품 소비가치에 따른 지속소비가능성: MZ세대를 중심으로 [학위논문(석사)–건국대학교 산업대학원 ]. http://www.riss.kr/link?id=T16082444 

5. 허윤정. (2021). 뷰티 소비시장의 변화에 따른 비건 화장품 매칭 융합 서비스 애플리케이션 개발 연구. 한국과학예술융합학회, 39(3), 505-517. 6. 황제이, & 김금란. (2021). 비건 뷰티와 뷰티산업의 연관성에 관한 연구. Journal of Digital Convergence, 19(1). 

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi mua sắm và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm thuần chay của người tiêu dùng nhưng chưa có nghiên cứu nào tập trung vào bộ phận giới trẻ gen Z- những người luôn cập nhật, bắt trend kịp thời các xu hướng mới. Đề tài “Tìm hiểu xu hướng sử dụng mỹ phẩm thuần chay của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN (nghiên cứu trường hợp hãng Dear, Klairs). Một số gợi ý cho ngành Công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam” trên cơ sở tham khảo, rà soát các nghiên cứu đi trước, đồng thời đã chọn lọc những nội dung phù hợp, bổ sung các nội dung cần thiết để phù hợp với mong muốn nghiên cứu của nhóm. 

3. Ý nghĩa khoa học 

Bài nghiên cứu cung cấp những thông tin chi tiết về mức độ phổ biến của mỹ phẩm thuần chay đối với nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN. Chỉ ra những yếu tố quyết định mua mỹ phẩm thuần chay của người tiêu dùng. Ngoài ra, còn cung cấp thông tin cụ thể, rõ ràng, chính xác nhất cho người tiêu dùng về định nghĩa,

thời gian phát triển, ý nghĩa, mục đích của các dòng mỹ phẩm thuần chay (cụ thể là hãng Dear, Klairs); nêu ra những ưu, nhược điểm của dòng mỹ phẩm này. – Đối với doanh nghiệp: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cách nhà tiếp thị, các nhà nghiên cứu, công ty mỹ phẩm nâng cao chất lượng các dòng mỹ phẩm thuần chay, đồng thời tiếp tục phát huy những ưu điểm, hạn chế, khắc phục những nhược điểm vốn có. Ngoài ra, các hãng mỹ phẩm thuần chay tại Việt Nam có thể áp dụng những thông tin từ nghiên cứu này để phát triển các dòng sản phẩm thuần chay và chiến lược marketing phù hợp với đối tượng sinh viên gen Z và các nhóm khách hàng tương tự. 

– Đối với người tiêu dùng: Nâng cao vốn hiểu biết của mình về vấn đề mỹ phẩm với sức khỏe và môi trường. Từ đó thúc đẩy người tiêu dùng tin tưởng, an tâm chọn lựa sử dụng mỹ phẩm thuần chay nhiều hơn.