Tổng quan
1. Nhu cầu thực tiễn
Trong những năm gần đây, xu hướng mua sắm đồ cũ đã qua sử dụng hay “đồ
secondhand” đang được ưa chuộng không chỉ với những người vốn quan tâm đến đồ
secondhand mà thậm chí cả giới trẻ. Trong báo cáo hàng năm của tập đoàn thương
mại điện tử eBay đã xác nhận thực tế này. Năm 2022, eBay đã nhấn mạnh rằng người
tiêu dùng trẻ là lực lượng chính mới nổi trên thị trường đồ cũ với 80% số mặt hàng đã
qua sử dụng được mua bởi giới trẻ (gen Z). Và xu hướng mua sắm “đồ secondhand”
này đang ngày càng được quan tâm tại Việt Nam và tạo một “trào lưu bền vững” sau
đại dịch Covid 19. Khảo sát của Carousell Recommerce Index 2021, cho thấy 83%
người Việt Nam từng mua đồ đã qua sử dụng và sẽ tiếp tục mua đồ đã qua sử dụng.
Bên cạnh đó, tiêu dùng bền vững, trong đó tái sử dụng, tái chế và bảo vệ môi trường
đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ, đặc biệt là thế hệ
Gen Z, thế hệ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới.
Mặt hàng secondhand, đặc biệt là từ Nhật Bản, đang nhận được sự đánh giá cao và trở
thành lựa chọn ưa chuộng nhất hiện nay. Độ bền đẹp, mẫu mã đa dạng và chất lượng
cao là những yếu tố chính đã thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, trong việc
mua sắm và sử dụng các sản phẩm secondhand từ Nhật Bản Thời gian gần đây, trên
mạng xã hội nổi lên rất nhiều phiên livestream (bán hàng trực tuyến) bán đồ gốm cổ,
quần áo và thậm chí hàng hiệu cũ đã qua sử dụng xuất xứ từ Nhật Bản được không chỉ
người vốn có niềm đam mê với đồ secondhand mà cả những bạn trẻ.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khảo sát thị trường, chủ yếu các chuyên gia đều báo cáo và
dự đoán về mức độ tăng trưởng về kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng của các đối tượng khách hàng trong ngành hàng kinh doanh này. Tuy
nhiên, trong bài nghiên cứu này, với tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn nếu trên,
tôi xin đi sâu vào nghiên cứu quá trình hình thành của thị trường secondhand Nhật bản
ở Việt Nam.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Phó giáo sư Tiến sĩ Prof. Dr Adrienne Steffen người Đức đã có bài nghiên cứu Second
hand consumption as a lifestyle choice (2017) bàn về động lực tham gia tiêu dùng đồ
cũ của người tiêu dùng Đức là vì lí do xã hội và hoài niệm, điều này ngụ ý rằng lối
sống đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định mua đồ cũ.
Tác giả Yulia Hristova với bài nghiên cứu The Second-Hand Goods Market: Trends
and Challenges (2019) đã đề cập đến một số xu hướng phát triển toàn cầu của thị
trường second hand, nguyên nhân và tác động của chúng đến thị trường bán lẻ trong
xã hội kỹ thuật số.
Giảng viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc
gia Hà Nội Nguyễn Yến Nhi đã có bài nghiên cứu Sự du nhập và ảnh hưởng văn hoá
của thời trang second-hand Nhật Bản tại Việt Nam (2020) đã làm rõ xu hướng, nhu
cầu và nhận thức của người Việt Nam đối với thời trang second-hand và độ ưa chuộng
các mặt hàng thời trang đến từ Nhật Bản tại Việt Nam.
Điểm qua tình hình nghiên cứu như trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét như sau: Xu
hướng sử dụng đồ second-hand trên toàn cầu đang gia tăng đáng kể. Xu hướng này đã,
đang và sẽ sẽ tiếp tục mang tới những tác động và ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường
đồ secondhand thế giới cũng như ở từng quốc gia. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu
về thị trường đồ second-hand vẫn còn hạn chế và hầu hết các kết quả nghiên cửu đều
chưa được hệ thống và còn nhiều vấn đề vẫn đang bỏ ngỏ. Thêm vào đó tại Việt Nam
hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về lĩnh vực này. Đặc biệt là bàn về quá
trình hình thành và phát triển của thị trường đồ second-hand Nhật Bản tại Việt Nam.
Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quà nghiên cửu của các nhà khoa học đi trước,
đề tài tập trung vào hệ thống hóa những đặc điểm của thị trường second-hand của
Nhật Bản; tìm hiểu lịch sử hình thành thị trường secondhand Nhật Bản cũng như phân
tích quá trình hình thành của thị trường secondhand Nhật Bản tại Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, đặc điểm của thị trường
second-hand Nhật Bản và quá trình hình thành thị trường này tại Việt Nam qua các
giai đoạn cụ thể. Từ đó cho thấy xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt
Nam đối với các mặt hàng second-hand. Hơn nữa nghiên cứu góp phần xác định các
yếu tố kinh tế, chính sách ảnh hưởng đến thị trường second-hand của Nhật Bản tại
Việt Nam.