Thiết kế và khai thác trang web “成语不太难” – Công cụ hỗ trợ học thành ngữ tiếng Hán cho sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Nhu cầu thực tiễn 

Bước vào kỷ nguyên số, mạng internet đã trở thành một công cụ thiết yếu đối với mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Đối với ngành giáo dục trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng, công nghệ thông tin đã tạo ra sự chuyển mình, giúp đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập cho giáo viên, học sinh, sinh viên tại các trường phổ thông và trên các giảng đường đại học. 

Trong thời đại bùng nổ Công nghệ Thông tin đã tạo ra một đòn bẩy quan trọng cho hoạt động dạy và học ngoại ngữ ở các quốc gia nơi mà người học ít có môi trườnggiao tiếp bằng ngôn ngữ đích trong đời sống hàng ngày (Hafner, C. A., 2014); (Lai, C. & Gu, M., 2011). Đồng thời, các văn kiện của Đảng, của Thủ tướng, của Bộ Giáodụcvà Đào tạo đã nêu quan điểm chỉ đạo “ưu tiên đổi mới căn bản và toàn diệngiáodụcphổ thông, giúp học sinh phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực…một cách toàndiện, chú trọng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thựctiễn”. Chính vì thế, có thể nói trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát triển toàndiệnnhưhiện nay, việc học ngoại ngữ là cấp thiết. 

Tại môi trường học tập của khoa NN&VH Trung Quốc, trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN – nơi đào tạo những sinh viên năng động, sáng tạo, giỏi ngoại ngữ, tiếngTrung Quốc là ngoại ngữ chuyên ngành, mang tính bắt buộc, tuy nhiên vẫn còntồntại tình trạng sinh viên chưa tìm ra phương pháp học phù hợp cho bản thân mình, dẫnđếntình trạng hiệu quả học tập vẫn chưa thực sự bứt phá và rõ rệt. Nhận ra nhữngkhókhăn trong quá trình học tập tiếng Trung của sinh viên tại khoa Ngôn ngữ và VănhoáTrung Quốc, đặc biệt là trong quá trình tiếp thu những tri thức về thành ngữtiếngTrung Quốc – phần kiến thức khó học, khó ứng dụng, nhóm tác giả nhận thấycầncónhững điều hướng đúng đắn để giúp sinh viên học tập, tiếp thu, nâng cao khả năngsửdụng thành ngữ tiếng Trung Quốc có hiệu quả. Từ những vấn đề cấp thiết đặt ravới phương pháp học tập thành ngữ tiếng Trung và thực trạng sinh viên học tập thành ngữ
tiếng Trung Quốc chưa hiệu quả trong quá trình học tập, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Thiết kế và khai thác trang web “成语不太难” – Côngcụhỗ trợ học thành ngữ tiếng Hán cho sinh viên khoa Ngôn ngữvà VănhoáTrung Quốc, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội”

2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu quan trọng ảnh hưởng đến việc triển khai và phát triển đề tài củanhómtác giả đó là mô hình WebQuest trong nghiên cứu “Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học” (Nguyễn Văn Cường &Bernd Meier, 2010). Nghiên cứu đã xây dựng nền tảng lý luận về đặc điểm, nguyên tắc xây dựngvàcácquy trình liên quan đến mô hình học tập WebQuest. Ngoài ra, nhóm tác giả có tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình học tập WebQuest tại nước ngoài như: Nghiên cứu về ảnh hưởng của WebQuest (Jason Abbit &JohnOphus, 2008), Nghiên cứu mô hình giảng dạy WebQuest trên nền tảng mã nguồn mởMoodle: Thiết kế giáo án dạy học môn Tin học cấp 2 (Trần Hoa, 2007); cùng với đó, nhóm tác giả cũng tham khảo những công trình nghiên cứu, luận văn tại Việt Nam: Xây dựng và phát triển WebQuest nhằm phát triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần phi kim Hoá 10 Trung học phổ thông (Bùi Hoàng Yến, 2019), Sử dụng phương pháp WebQuest sự giàu đẹp của tiếng Việt qua một số bài ca dao ngữ văn 10 nâng cao(Trần Th uỵ Anh, 2020), Xây dựng, sử dụng WebQuest trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Lê Viết Ái Lan, 2014). 

Những công trình nghiên cứu trên cơ bản đã vận dụng được những lý luận của mô hình WebQuest trong giảng dạy và học tập, chỉ ra những nguyên tắc chung để xây dựng WebQuest nhằm ứng dụng vào giáo dục. Bên cạnh đó, hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã được tiến hành nghiên cứu một khoảng thời gian khá dài so với thời điểm hiện tại, chưa ứng dụng cao yếu tố khoa học công nghệ nhằm cải tiến phương pháp học, có những dự án chỉ nằm trên lý thuyết, chưa đưa vào triển khai trong thực tiễn; đồng thời cho đến thời điểm hiện nay mô hình trên chưa được nghiên cứu sâu rộng với môn học ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Trung Quốc. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã vận dụng những thành tựu của các công trình nghiên cứu trước đã đạt được, đồng thời tìm ra những điểm còn tồn tại, từ đó phát triển mô hình ứng dụng mới, triển khai trang web học thành ngữ tiếng Hán tại Khoa NN&VH Trung Quốc.

3. Ý nghĩa khoa học 

Đề tài này mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc cải thiện phương pháp học tập các thành ngữ tiếng Hán dành cho các sinh viên thuộc khoa NN&VHTrungQuốc. Đối với những người học tiếng Trung Quốc, đặc biệt là sinh viên đang hoặc sẽ học theo bộ giáo trình do khoa biên soạn, thành ngữ tiếng Hán là một nội dung bắt buộc bởi nó liên quan đến kiến thức chuyên ngành, xuất hiện trong các bài kiểm tra chất lượng giữa học kỳ, cuối học kỳ, ngoài ra thành ngữ tiếng Hán còn là một công cụ thiết yếu trong giao tiếp, đặc biệt là trong các lĩnh vực như đối ngoại và biên- phiên dịch. Cùng với đó, đề tài của nhóm tác giả cũng mang ý nghĩa trong việc xây dựng nền tảng học tập trực tuyến, thúc đẩy công tác tích hợp thành tựu của khoa học kỹ thuật vào các nền tảng giảng dạy và học tập; mang đến một công cụ hỗ trợ người dạy và người học trong thực tiễn. 

Để giải quyết những tồn tại và thách thức trong phương pháp học thành ngữ tiếng Hán của sinh viên khoa NN&VH Trung Quốc, nhóm chúng tôi đã phát triển một trang web chuyên dụng mang tên “成语不太难”. Đây là một công cụ học tập trực tuyến được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc nắm bắt và sử dụng thành ngữ tiếng Hán một cách hiệu quả và dễ dàng hơn. Công cụ học tập này sẽ giúp nhómtácgiả trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để thay đổi phương pháp học, giúp người học củng cố kiến thức sử dụng thành ngữ tiếng Hán xuất hiện trong bộ giáo trình năm thứ hai?” Nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu trong phạm vi những thành ngữ tiếng Hán xuất hiện trong bộ giáo trình dành cho sinh viên năm thứ 2 đang được sử dụng tại khoa NN&VH Trung Quốc để làm tiền đề cho phát triển dự án. Chuyên đề khoa học này không chỉ có mục tiêu đổi mới phương pháp học tập thành ngữ cho sinh viên mà còn muốn thực hiện bước tiến trong việc tích hợp các thành tựu công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy của giảng viên, đưa trang web trở thành một công cụ hỗ trợ việc dạy học và quá trình học tập của sinh viên. 

Việc phát triển và triển khai trang web “成语不太难” là một bước đi chiến lược trong việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, hỗ trợ sinh viên và người học tự tin hơn trên hành trình học tập tiếng Trung Quốc. Bằng cách này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần thay đổi cách tiếp cận và học tập thành ngữ tiếng Hán của sinh viên, giúp họ không chỉ sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà còn yêu thích việc học tập và khám phá văn hóa Trung Quốc.