1. Nhu cầu thực tiễn
Cùng với sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập, nhu cầu tiếp cận các chương trình đào tạo quốc tế ngày càng tăng cao. Số lượng sinh viên trong nước đi du học ngày càng nhiều và ngược lại không hiếm các bạn sinh viên người nước ngoài tìm đến, theo học tại các cơ sở giáo đào tạo giáo dục của chúng ta theo nhiều hình thức khác nhau. Những chương trình này không chỉ mang lại lợi ích vượt trội về mặt học thuật mà còn mở ra cơ hội tiếp cận mạng lưới quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, quá trình nhập khẩu giáo dục quốc tế không hề đơn giản và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa đến hệ thống quản lý và đánh giá khác nhau giữa các quốc gia. Việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để vượt qua những khó khăn này là hết sức cần thiết, giúp các trường đại học Việt Nam chuẩn bị tốt hơn và thực hiện hiệu quả quá trình này.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Hiện nay tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về thách thức và giải pháp cho nhập khẩu giáo dục nước ngoài và tiêu dùng tại chỗ khối ngành kinh tế tại các trường đại học còn nhiều hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào việc nêu ra thực trạng, cơ hội, và thách thức trong quá trình hội nhập giáo dục nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo liên kết quốc tế tại Việt Nam.
TS. Lê Phước Minh (2010) trong bài báo “Xuất nhập khẩu giáo dục đại học: Quan điểm, xu thế và giải pháp cho giáo dục đại học Việt Nam” đã phân tích tiềm năng và thách thức của xuất khẩu giáo dục đại học (XNKGDĐH) tại Việt Nam. Bài báo đi sâu vào bối cảnh, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển lĩnh vực này (Minh, 2010). Tác giả cho rằng XNKGDĐH Việt Nam có nhiều tiềm năng, tuy nhiên cũng đối mặt với nhiều thách thức như chất lượng giáo dục chưa cao, thiếu đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao (Minh, 2010). Để thành công trong lĩnh vực này, Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển các trường đại học có thương hiệu quốc tế (Minh, 2010). Bài báo cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể, bao gồm: xây dựng đặc khu giáo dục, thu hút sinh viên quốc tế và hạn chế “chảy máu chất xám” (Minh, 2010).
Các nghiên cứu thế giới đóng vai trò trực tiếp để thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, từ đó thúc đẩy thêm nhiều tài liệu nghiên cứu sau này, để tiếp nối cho những bài viết trước, Camilleri (2019) đưa ra những bất lợi cụ thể mà thương mại quốc tế về dịch vụ giáo dục có thể có đối với các hệ thống giáo dục đại học ở các nước công nghiệp hóa và đang phát triển. Nghiên cứu lập luận rằng giáo dục đại học truyền thống sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những phát triển này hơn là học tập suốt đời, và rằng thương mại này sẽ tăng trưởng nhiều hơn ở các nước đang phát triển so với thế giới công nghiệp hóa. Mặc dù một số lập luận áp dụng cho tất cả các loại hình giáo dục, bài viết này chỉ giới hạn ở các dịch vụ giáo dục ở cấp độ sau trung học. Đầu tiên xem xét những phát triển gần đây trong thương mại quốc tế về dịch vụ giáo dục, xác định các chính sách và yếu tố góp phần vào sự phát triển đó. Phân tích những mối quan ngại do thương mại quốc tế về dịch vụ giáo dục gây ra liên quan đến chi phí tài trợ, chất lượng giáo dục và mở rộng kinh tế, sau đó nhấn mạnh tính phức tạp của các vấn đề liên quan đến quá trình quốc tế hóa và tự do hóa ngành giáo dục.
Cuối cùng tìm cách tiếp cận để xem điều gì tác động đến thương mại quốc tế trong các dịch vụ giáo dục. Đặc biệt xem xét đến tác động loại hình kinh tế đang phát triển.
3. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu áp dụng các lý thuyết, quan điểm, khái niệm và phương pháp nghiên cứu để giải thích một cách toàn diện mối quan hệ giữa thách thức và nhập khẩu giáo dục nước ngoài, ứng dụng vào tiêu dùng tại chỗ khối ngành Kinh tế tại các trường đại học Việt Nam. Từ đó, tìm ra gải pháp giúp Việt Nam tìm ra bước đệm để đẩy mạnh giáo dục hơn nữa. Nghiên cứu này cung cấp thông tin cho các trường Đại học tuyển sinh khối ngành kinh tế dễ dàng tiếp cận trong việc đổi mới có chọn lọc. Ngoài ra, đề tài còn thúc đẩy các bài viết trong tương lai về giải pháp cho Nhập khẩu giáo dục nước ngoài và tiêu dùng tại chỗ khối ngành Kinh tế tại các trường đại học Việt Nam, từ đó cho thấy chính sách đầu tư vào phát triển giáo dục trong những năm gần đây có mối quan hệ cộng sinh mạnh mẽ giữa giáo dục đại học, đổi mới và tăng trưởng kinh tế.