- Tổng quan
1.1. Nhu cầu thực tiễn
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, làm rõ nguyên nhân và những thay đổi trong các khía cạnh về bản sắc cá nhân của các nạn nhân nam bị quấy rối tình dục trong độ tuổi từ 18 đến 25 ở Việt Nam trong 5 năm qua (2018-2023). Qua đó, nghiên cứu nhằm mục tiêu đóng góp các thông tin quan trọng về sự tác động của các yếu tố tâm lý và văn hóa xã hội đến cách các nạn nhân nhìn nhận về bản thân cũng như quá trình thay đổi bản sắc cá nhân sau những trải nghiệm đau thương như vậy.
1.2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Đề tài nghiên cứu xoay quanh 3 khái niệm chính là “bản sắc cá nhân” “thay đổi bản sắc cá nhân” và “nạn nhân nam bị quấy rối tình dục”. Với các khái niệm chính này, bài nghiên cứu đã tham khảo 20 tài liệu trên các trang thông tin học thuật uy tín như Google Scholar hoặc JSTOR. Các tài liệu được chọn chủ yếu từ năm 2012-2022, nhằm đảm bảo thông tin tham khảo được chính xác và có tính thời sự. Các nghiên cứu tham khảo trọng điểm xoay quanh ảnh hưởng của quấy rối tình dục đối với nạn nhân nam, tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ tập trung khai thác các tổn thương về tâm lý chứ chưa đi sâu làm rõ khía cạnh về sự thay đổi bản sắc cá nhân của các nạn nhân nam bị quấy rối tình dục. Vì vậy, nghiên cứu “Sự thay đổi bản sắc cá nhân của các nạn nhân nam trong độ tuổi từ 18 đến 25 bị quấy rối tình dục ở Việt Nam trong 5 năm qua (2018-2023)” giúp hiểu rõ hơn về những thay đổi trong bản sắc cá nhân của những nạn nhân này qua việc tập trung đánh giá tác động của trải qua trải nghiệm quấy rối tình dục đối với khía cạnh như tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội, và sự phát triển cá nhân.
Các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan cụ thể như sau:
- DiMarco, D., Mizzoni, J. & Savitz, R. On the Sexual Assault of Men. Sexuality & Culture 26, 465–473 (2022).
Nghiên cứu được thực hiện bởi DiMarco, Mizzoni và Savitz vào năm 2022 đề cập đến sự phổ biến của tình trạng quấy rối tình dục đối ở nam giới và làm rõ những hậu quả tâm lý đối với nạn nhân nam.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng, dữ liệu phần lớn lấy từ CDC 2010 The National Intimate Partner and Sexual Violence Survey (Khảo sát thường niên do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thực hiện để thu thập dữ liệu về các trường hợp bạo lực tình dục, bạo lực gia đình và các vấn đề liên quan), cùng với các nguồn thông tin khác, nghiên cứu cho thấy rằng các trường hợp quấy rối tình dục ở nam giới thường ít được báo cáo và thường ít được quan tâm so với quấy rối tình dục ở nữ giới. Một điểm đáng chú ý là khoảng 80% những người thực hiện hành vi tấn công tình dục đối với nam giới là phụ nữ.
Nghiên cứu có điểm mạnh là dữ liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy và phương pháp định lượng tích hợp các hình thức đa dạng. Nghiên cứu này đóng góp cái nhìn sâu sắc vào lĩnh vực ít được khám phá về quấy rối tình dục đối với nam giới, đồng thời làm nổi bật tính cấp thiết của việc dành sự quan tâm đối với các nạn nhân nam bị quấy rối tình dục cũng như các tác động tâm lý mà họ phải gánh chịu. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ tập trung khai thác các tổn thương về tâm lý chứ chưa làm nổi bật được những sự thay đổi trong bản sắc cá nhân của các nạn nhân nam.
- Anolik, Sarah, “How college men describe their understanding of sexual assault” (2021). Dissertations, 2020-current. 38.
Nghiên cứu do Anolik, Sarah (2021) thực hiện nhằm mục đích tiếp tục nâng cao hiểu biết về cách nam sinh viên chuyển giới dị tính giải thích và mô tả hành vi bạo lực tình dục, đồng thời đánh giá xem những câu chuyện này tương ứng như thế nào với các nhu cầu gắn bó, xã hội hóa giới tính và ảnh hưởng của bối cảnh văn hóa xã hội (văn hóa tình dục, rượu bia, nam tính không xác định).
Phương pháp tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp kết hợp cả định lượng và định tính. Bảng câu hỏi đóng bao gồm 10 câu liên quan đến thói quen, tình huống cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu định lượng và bảng câu hỏi mở, gồm 11 câu yêu cầu mô tả các phản ứng, hành động được sử dụng trong nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu chỉ ra được những kết quả mới liên quan đến phản ứng của nam giới khi nhắc đến quấy rối tình dục, trong đó có phản đối gay gắt, hả hê, phản ứng trái chiều về khái niệm đàn ông tốt và đàn ông không tốt, đồng thời đưa ra những ý tưởng mới có thể làm tiền đề cho các ngành nghề như trị liệu, giáo dục, hệ thống tổ chức thực hiện các nghiên cứu cải cách nhận thức đúng đắn về tình dục.
- Turchik, J. A. (2012). Sexual victimization among male college students: Assault severity, sexual functioning, and health risk behaviors. Psychology of Men & Masculinity, 13(3), 243.
Nghiên cứu của Turchik năm 2012 làm nổi bật tác động tiêu cực của quấy rối tình dục lên sức khoẻ thể chất của các nam sinh bị quấy rối tình dục. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu đã tuyển chọn mẫu gồm 302 nam sinh viên từ một trường đại học trung bình ở vùng Miền Trung nước Mỹ.
Kết quả thu thập dữ liệu cho thấy 51,2% số người tham gia kể lại ít nhất một lần bị quấy rối tình dục khi họ 16 tuổi. Kết quả của nghiên cứu chứng minh một mối liên kết mạnh mẽ giữa nạn quấy rối tình dục ở nam giới với các hành vi gây tổn hại đến sức khoẻ của các nạn nhân. Cụ thể, những người báo cáo bị hiếp dâm có xu hướng tiêu thụ rượu, sử dụng thuốc lá nhiều hơn và gặp nhiều trở ngại về các chức năng tình dục hơn. Hơn nữa, nghiên cứu nhấn mạnh sự khác biệt đáng kể về những hành vi đối với những nạn nhân so với những người không bị quấy rối, và một số sự khác biệt cũng được phát hiện đối với các nhóm tiếp xúc tình dục và ép buộc tình dục.
Các điểm mạnh của nghiên cứu nằm ở phương pháp nghiên cứu tỉ mỉ, bao gồm một mẫu số đông đảo và đa dạng, cũng như việc phân tích cẩn thận dữ liệu. Bằng cách làm sáng tỏ mối liên kết giữa bị quấy rối tình dục và nhiều hành vi nguy cơ về sức khỏe, nghiên cứu đóng góp thông tin quý giá về tác động đa chiều của những trải nghiệm này đối với sức khỏe của nam sinh viên đại học.
- Tomasula, J. L., Anderson, L. M., Littleton, H. L., & Riley-Tillman, T. C. (2012). The association between sexual assault and suicidal activity in a national sample. School psychology quarterly, 27(2), 109.
Nghiên cứu do Tomasula, Anderson, Littleton và Riley-Tillman thực hiện vào năm 2012 nhằm làm rõ mối liên hệ giữa việc quấy rối tình dục và những cố gắng tự sát trong số học sinh thiếu niên. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính, dựa trên cuộc khảo sát quốc gia về Hành vi rủi ro của thanh thiếu niên, nghiên cứu tập trung vào độ tuổi thanh thiếu niên và các cuộc phỏng vấn với các nạn nhân nam bị quấy rối tình dục.
Kết quả chỉ ra rằng thanh thiếu niên từng bị quấy rối tình dục có xu hướng cố gắng tự sát nhiều hơn những người không bị quấy rối. Đặc biệt, đối với những nam sinh từng bị quấy rối tình dục thì xu hướng tự sát và mắc các bệnh liên quan đến tâm lý cũng cao hơn.
Một điểm mạnh của nghiên cứu là việc sử dụng cuộc phỏng vấn có chiều sâu với những nạn nhân nam của quấy rối tình dục, mang lại hiểu biết sâu sắc về những trải nghiệm và hậu qủa của quấy rối tình dục với thanh thiếu niên. Những kết quả này đóng góp thông tin quý báu vào sự tác động của quấy rối tình dục với các bệnh về tâm lý, đặc biệt là hành vi tự sát, trong cộng đồng thanh thiếu niên.
- Peterson, Z. D., Beagley, M. C., McCallum, E. B., & Artime, T. M. (2019). Sexual attitudes and behaviors among men who are victims, perpetrators, or both victims and perpetrators of adult sexual assault. Psychology of violence, 9(2), 221.io0000187
Nghiên cứu do Peterson, Beagley, McCallum và Artime tiến hành vào năm 2019 sử dụng phương pháp định lượng. Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 268 nam giới trong cộng đồng thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến. Những người tham gia kể và quá trình trở thành tội phạm quấy rối tình dục, nạn nhân của quấy rối tình dục, cũng như trải nghiệm về lạm dụng tình dục ở tuổi thơ. Họ cũng điền thông tin liên quan đến niềm tin và hành vi tình dục không lành mạnh, hay ám ảnh về tình dục.
Những phát hiện chính cho thấy những người đàn ông có tiền sử phạm tội và trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục có tỷ lệ bị lạm dụng tình dục thời thơ ấu cao nhất và thể hiện mức độ tự nhận thức lệch lạc về tình dục ở mức độ cao nhất. Điều này được so sánh với những cá nhân chỉ có tiền sử phạm tội hoặc nạn nhân, cũng như những người không có tiền sử bị quấy rối tình dục. Nghiên cứu gợi ý rằng việc nhắm vào mục tiêu vào khái niệm bản thân về tình dục của nam giới có thể là một chiến lược hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân và hành vi phạm tội của quấy rối tình dục.
Nghiên cứu này đáng được ghi nhận vì cách trình bày được tổ chức tốt, cung cấp sự rõ ràng về nhiều chi tiết và thông tin khác nhau cho người đọc. Những phát hiện này góp phần hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện và biến nạn nhân của quấy rối tình dục ở nam giới trong cộng đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề tự nhận thức về tình dục trong các chiến lược phòng ngừa.
- Torres, T. N. (2016). Male-on-Male Sexual Assault in Institutional Settings: A Review of Correlates and Evidence-based Interventions. Palo Alto University.
Nghiên cứu của Torres (2016) tập trung vào các yếu tố chính liên quan đến các vụ tấn công tình dục nam-nam trong nhà tù. Các yếu tố ở đây bao gồm đặc điểm của nạn nhân và thủ phạm như dáng người, tuổi tác, xu hướng tính dục và thời gian chịu án; và các yếu tố thể chế như tình trạng quá đông đúc, thường xuyên có điểm mù hoặc thiếu sự giám sát, thiếu quyết tâm của nhân viên đối với chính sách “không dung thứ đối với hành vi tấn công tình dục”.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và đối tượng là các nam giới đã phục vụ trong Lực lượng Vũ trang và trải qua tra tấn tình dục trong quân ngũ. Dữ liệu được thu thập bằng cách nghiên cứu hậu quả của việc tra tấn tình dục trong quân ngũ với các cựu chiến binh của chiến dịch Iraqi Freedom (OIF) và Operation Enduring Freedom (OEF).
Các khuyến nghị nhằm giảm tỷ lệ xảy ra các vụ tấn công tình dục trong tù bao gồm: áp dụng và ủng hộ chính sách không khoan nhượng về tấn công tình dục; cung cấp đào tạo chuyên sâu về vấn đề tấn công tình dục cho tất cả thành viên của tổ chức; cung cấp sự bảo vệ cho những tầng lớp yếu thế hơn, chẳng hạn như những tầng lớp xác định mình là người song tính đồng tính nữ đồng tính nữ. Cộng đồng người chuyển giới và đồng tính luyến ái (LGBTQ) hoặc những người có tầm vóc nhỏ bé; và sửa đổi cơ sở hạ tầng để giảm các khu vực có điểm mù, chẳng hạn như các phòng giam riêng lẻ hoặc khu vực tắm.
Nghiên cứu được đánh giá là có tổ chức tốt, làm rõ nhiều chi tiết và thông tin cho độc giả. Tuy nhiên, nó cũng có thể cần liên kết với các nguồn thông tin khác để bổ sung và mở rộng thêm kiến thức.
- Young, E., Salton, R., & Estes, H. (2020). Public Perceptions of# MeToo Gay Male Sexual Assault Disclosure: A Qualitative Content Analysis of Facebook Comments.
Nghiên cứu của Young, Salton và Estes (2020) khám phá quan điểm của công chúng về nạn nhân nam trong thời đại của phong trào #MeToo. Nghiên cứu cũng đề xuất những ẩn ý mà một thế giới trực tuyến đang chia cắt các cá nhân không được coi trọng, trong thời đại nơi sự ủng hộ cho nạn nhân của bạo lực tình dục đang ngày càng tăng lên.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và đối tượng là các nạn nhân nam bị tấn công tình dục. Việc thu thập dữ liệu sử dụng hướng dẫn của Erlingsson và Brysiewicz (2017) về phân tích nội dung, chiến lược định tính được sử dụng để trả lời câu hỏi nghiên cứu. 12 bình luận trên Facebook được chọn lọc và xem xét lại nhiều lần để hiểu rõ dữ liệu trước khi mã hóa. Tất cả các nhà nghiên cứu đã mã hóa 99 bình luận một cách độc lập, đánh dấu mỗi bình luận ít nhất một mã, đủ để mã hóa nội dung.
Các kết quả chính của nghiên cứu góp phần vào ba điểm chủ đạo. Người bình luận trên Facebook có thể tập trung vào hoàn cảnh xung quanh nạn nhân, hành động hoặc không hành động của thủ phạm, hoặc họ tách rời bản thân khỏi khủng hoảng bằng cách bình luận về những sự kiện khác không liên quan đến việc lạm dụng được tố cáo.
Nghiên cứu này có điểm mạnh là sử dụng nhiều số liệu thống kê và bảng biểu để hỗ trợ thông tin. Tuy nhiên, các bảng/thông tin dữ liệu này có thể khá khó hiểu đối với đa số độc giả, đây cũng là một điểm yếu trong việc truyền đạt thông tin cho người đọc.
- Jouriles, E. N., Nguyen, J., Krauss, A., Stokes, S. L., & McDonald, R. (2022). Prevalence of sexual victimization among female and male college students: a methodological note with data. Journal of interpersonal violence, 37(11-12), NP8767-NP8792.
Nghiên cứu của Jouriles và đồng nghiên cứu (2022) nhằm cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách phương pháp tuyển chọn mẫu có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ báo cáo về nạn nhân hóa tình dục trên các trường đại học và so sánh tỷ lệ nạn nhân hóa tình dục giữa sinh viên hoàn thành khảo sát sau lời mời ban đầu và những người chỉ hoàn thành sau nhiều lần nhắc nhở.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng và đối tượng là các nạn nhân của tấn công tình dục. Dữ liệu được thu thập từ sinh viên đại học của 12 trường đại học, họ được mời tham gia khảo sát về bạo lực trên các khuôn viên trường; 5 chú ý sẽ được đính kèm với các lời mời trước đó.
Kết quả cho thấy rằng các nhà nghiên cứu có thể đã đánh giá thấp tỷ lệ nạn nhân hóa tình dục đối với sinh viên nam trường đại học, trừ khi các nhà nghiên cứu nỗ lực để mời các nam sinh tham gia nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu được khuyến khích nên nhắc nhở nhiều hơn để tăng cường sự tham gia trong nghiên cứu.
Một ưu điểm của nghiên cứu là việc khảo sát từ nhiều đối tượng khác nhau, làm cho nghiên cứu trở nên khách quan hơn. Tuy nhiên, ta cũng có thể cần kết nối với các nguồn thông tin khác để cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn.
- TY – JOUR AU – Easton, Scott AU – Leone-Sheehan, Danielle AU – OLeary, P. PY – 2016/05/25 SP – T1 – “I Will Never Know the Person Who I Could Have Become”: Perceived Changes in Self-Identity Among Adult Survivors of Clergy-Perpetrated Sexual Abuse VL – 34 DO – 10.1177/0886260516650966 JO – Journal of Interpersonal Violence ER –
Nghiên cứu của Easton, Leone-Sheehan và O’Leary (2016) tập trung vào lạm dụng tình dục do giáo sĩ gây ra (CPSA) trong thời thơ ấu, một hành vi phản bội nghiêm trọng và gây tổn thương cho nạn nhân, gia đình và cộng đồng giáo xứ. Các nạn nhân báo cáo rằng việc giáo sĩ lạm dụng tình dục gây ra tác động đáng lo ngại đến bản thân họ.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và đối tượng là nam giới từng bị lạm dụng tình dục. Dữ liệu được thu thập từ 487 người đàn ông trong một khảo sát trực tuyến, ẩn danh, kéo dài trong 8 tuần vào mùa hè năm 2010. Các tổ chức như Survivors Network of those Abused by Priests (SNAP), MaleSurvivor và 1in6.org đăng thông báo về nghiên cứu trực tuyến; SNAP cũng gửi email tuyển dụng đến các thành viên của họ.
Kết quả của nghiên cứu làm rõ bật phạm vi và khiến nỗi đau tự gây ra bởi hình thức bạo lực tình dục này trở nên nặng nề hơn. Những kết quả này có ý nghĩa trong việc phát triển dịch vụ lâm sàng cho nạn nhân, định hình chính sách công cộng và tổ chức để đối phó với lạm dụng tình dục do giáo sĩ gây ra, và hướng dẫn cho các nghiên cứu sau này với nhóm người này.
Nghiên cứu có điểm mạnh là sử dụng nhiều số liệu thống kê để hỗ trợ thông tin thu thập được. Tuy nhiên, nó có thể cần phải kết nối với các nguồn thông tin khác để mở rộng và làm giàu thêm thông tin.
- Allen, C. T., Ridgeway, R., & Swan, S. C. (2015). College Students’ Beliefs
Regarding Help Seeking for Male and Female Sexual Assault Survivors: Even Less Support for Male Survivors
Nghiên cứu từ Allen (2015) tìm hiểu, đánh giá nhận thức của sinh viên đại học về các rào cản trong việc tiết lộ thông tin về vụ tấn công tình dục và sự hữu ích của các nguồn lực nhà trường cho những nạn nhân sau vụ tấn công tình dục.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính với dữ liệu được thu thập từ 475 sinh viên đại học tại một trường đại học công lập lớn ở Đông Nam thông qua khảo sát trực tuyến. Sinh viên được lựa chọn thông qua nhóm chủ đề của Khoa Tâm lý học và được ghi danh vào nhiều khóa học tâm lý học khác nhau cũng như được cung cấp tín chỉ khóa học để tham gia vào nghiên cứu.
Kết quả cho thấy sinh viên ở đại học này nhận ra được các hạn chế trong việc tiết lộ thông tin riêng tư là nguyên nhân lớn ngăn cản nam giới kể với bạn đồng trang lứa rằng họ bị quấy rối tình dục và tìm kiếm sự giúp đỡ. Các sinh viên cũng cho biết rằng những sự hỗ trợ về cả thể chất và tinh thần của nhà trường phù hợp với các nạn nhân nữ hơn là nạn nhân nam. Nhận thức tiêu cực của sinh viên cho thấy sự bức thiết của việc giáo dục và nhận thức về nạn quấy rối tình dục ở nam giới.
- McDermott, R. C., Kilmartin, C., McKelvey, D. K., & Kridel, M. M. (2015). Gender Differences in the Experience of Sexual Harassment and Assault, and Attitudes toward the #MeToo Campaign
McDermott (2015) cùng nhóm nghiên cứu của mình đã tiến hành xem xét sự khác biệt về giới trong trải nghiệm của quấy rối tình dục và tấn công tình dục, cùng với đó là thái độ đối với chiến dịch #MeToo.
Thông qua phương pháp định lượng, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang với 364 đối tượng nữ và 253 đối tượng nam, cùng với phương pháp hồi quy từng bước từ các biến số trong nhân khẩu học.
Nghiên cứu đưa ra kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể về giới trong chiến dịch #MeToo và các vụ việc liên quan đến quấy rối tình dục. Nữ giới được cho là cho là có phản hồi tích cực hơn với #MeToo và thể hiển thái độ đồng cảm nhiều hơn với các nận nhân bị quấy rối tình dục. Ngược lại, nam giới được chứng minh là có thái độ thiếu tích cực khi đối mặt với các câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
- Javaid, A.(2017). The Unknown Victims: Hegemonic Masculinity, Masculinities, and Male Sexual Victimisation
Peconga và nhóm của mình (2022) đã đưa ra nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu, xem xét những thay đổi tiềm ẩn trong nhận thức của nạn nhân sau vụ quấy rối tình dục.
Phương pháp định lượng được sử dụng để tiến hành nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá một cách kĩ lưỡng các dữ liệu thực nghiệm, bao gồm 70 sĩ quan cảnh sát và những người làm việc trong các cơ quan tình nguyện tham gia thực hiện nghiên cứu.
Kết quả đưa ra cho thấy các nạn nhân nam trong vụ quấy rối tình dục bị coi là ‘bất thường’ và ‘lệch lạc’. Họ được xếp vào loại ‘khác’ vì những gì họ trải qua được cho là thách thức và mâu thuẫn với trật tự giới tính. Do đó, nạn xâm nam không được coi trọng trong các dịch vụ, chính sách, phải chịu ‘khủng hoảng tính nam’ trong khi là nạn nhân. Từ kết quả đó, nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết trong công tác nâng cao nhận thức và cảnh giác chặt chẽ hơn đối với vấn đề quấy rối tình dục hoặc các vấn đề liên quan đến tình dục mà trái với quy định của pháp luật.
- Jacobson López, D. (2019). El Proceso: Understanding Facilitators and Barriers to Reporting Sexual Assault Among Gay Latino Men
Nghiên cứu được thực hiện bởi Lopez (2019) với mục tiêu giải thích được các rào cản và người tham gia hỗ trợ quá trình tường thuật lại vụ việc tấn công tình dục của những người đàn ông Latinh đồng tính, dựa trên các lý thuyết thực hành và hiệu suất giới.
Lopez (2019) lựa chọn phương pháp định lượng để thực hiện nghiên cứu của mình. Các cuộc phỏng vấn được xây dựng và tiến hành trên 14 người đàn ông từ sáu thành phố khác nhau ở Hoa Kỳ. Những người tham gia nghiên cứu được lựa chọn từ các trang báo, ứng dụng xã hội và từ liên hệ cá nhân. Ngôn ngữ sử dụng trong bài phỏng vấn chủ yếu là tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha. Bài phỏng vấn sẽ được ghi âm, dịch và ghi chép lại nguyên văn để đảm bảo tính tối ưu của dữ liệu và tính chân thực của nghiên cứu.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy khi nói về vụ việc quấy rối tình dục và khi không nhận được sự chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội cần thiết, các nạn nhân có nguy cơ bị rối loạn căng thẳng và tái tổn thương. Từ đó, nhu cầu thực hiện các chính sách toàn diện, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tinh thần càng trở nên cần thiết. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức cũng cần tổ chức đào tạo về quấy rối tình dục nam, các biện pháp giáo dục tốt nhất để hiểu biết về chấn thương tâm lý sau vụ việc.
- Petersson, C. C., & Plantin, L. (2019). Breaking with Norms of Masculinity: Men Making Sense of Their Experience of Sexual Assault
Nghiên cứu từ Peterson (2019) khai thác cái nhìn của nam giới về quấy rối tình dục, thông qua các trải nghiệm hiện thân trong vụ việc quấy rối tình dục.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính. Các cuộc phỏng vấn với nội dung sâu sắc được thực hiện trên mười nam giới trưởng thành từng bị tấn công tình dục. Lấy đó làm dữ liệu, các nhà nghiên cứu tiếp tục phân tích bằng cách sử dụng phương pháp hiện tượng học để tìm hiểu thêm về trải nghiệm sống và giới tính của các nạn nhân nam.
Nghiên cứu cho ra kết quả rằng cách nam giới xây dựng các chuẩn mực về tính nam định hình cách họ hiểu, xử lý và trình bày rõ trải nghiệm sống của họ về việc bị tấn công tình dục. Như một cách để đối mặt với trải nghiệm và chữa lành vết thương trong quá khứ mà vẫn còn lưu lại đến hiện tại, những nạn nhân nam tham gia thực hiện nghiên cứu đang trong quá trình tiến đến một bản sắc nam tính thay thế cho bản sắc cũ của mình.
- Easton, S. D., Leone-Sheehan, D. M., & O’Leary, P. J. (2019). “I Will Never Know the Person Who I Could Have Become”: Perceived Changes in Self-Identity Among Adult Survivors of Clergy-Perpetrated Sexual Abuse
Nghiên cứu thực hiện bởi Easton (2019) đưa ra cái nhìn chân thực và sâu sắc về nhận thức của nạn nhân đối với ảnh hưởng lâu dài của nạn quấy rối tình dục lên bản sắc cá nhân của chính bản thân.
Nghiên cứu thông qua phương pháp định tính để tiến hành. Sử dụng dữ liệu được thu thập trong Khảo sát Sức khỏe và Hạnh phúc năm 2010, nghiên cứu này đại diện cho một trong những nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên với mẫu phi lâm sàng gồm 205 nạn nhân nam sau chấn thương từ quấy rối tình dục thời thơ ấu.
Nghiên cứu chỉ ra những tác động tiêu cực của việc quấy rối tình dục đối với các nạn nhân nam tham gia thực hiện nghiên cứu được thể hiện trên sáu lĩnh vực nhận dạng bản thân: (a) bản thân toàn diện, (b) bản thân tâm lý, (c) bản thân trong quan hệ, (d) bản thân theo giới tính, (e) bản thân đầy khát vọng và (f) bản thân tinh thần. Kết quả này nêu bật được phạm vi và mức độ nghiêm trọng của sự tự chịu đựng do quấy rối tình dục gây ra.
- Angela Hood (2018). The Experience of Sexual Abuse of Afro Caribbean Women: The Interpretive Phenomenological Analysis of the Particularities Attached to Disclosure
Nghiên cứu do Hood (2018) thực hiện phân tích cách những phụ nữ gốc Phi-Caribbean từng bị quấy rối tình dục nhận thức được ảnh hưởng hậu chấn thương của họ lên việc tiếp cận và tiết lộ thông tin.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính trên năm phụ nữ người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Caribe đã từng bị quấy rối tình dục.
Nghiên cứu này cung cấp kiến thức có giá trị có thể đóng góp cho lĩnh vực trị liệu hôn nhân và gia đình rộng trên quy mô lớn hơn bằng cách mở rộng tầm nhìn nhận thức về văn hóa xung quanh nhóm đối tượng cụ thể này.
- Ashley Espitia M.A. (2019). A Comparative Analysis of the Personality Assessment Inventory Scale Scores of Adults Sexually Abused as Children by Clergy and Non-Clergy
Espitia (2019) đã tiến hành nghiên cứu báo cáo về diễn biến tâm lý hậu quấy rối tình dục ở cả nam giới và nữ giới do các nhà lãnh đạo tôn giáo và những người không theo tôn giáo gây ra thông qua Bản Đánh giá Tính cách.
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với đối tượng chính là 39 nhà lãnh đạo tôn giáo và 43 người không theo tôn giáo, yêu cầu họ sử dụng Bản Đánh giá Tính cách (PAI) để thu thập dữ liệu.
Kết quả thu được chỉ ra rằng nạn quấy rối tình dục gây ra bởi thành viên trong gia đình gây ra cảm giác phản bội và làm tăng các triệu chứng nội tâm hóa cao hơn hẳn các đối tượng khác. Nhiều thủ phạm cùng gây ra tấn công tình dục cũng kích thích phản ứng lo âu cực độ ở nạn nhân. Bên cạnh đó thì có nhiều nam giới hơn trong khảo sát ASCSA do nhóm giáo sĩ thực hiện nên có thể thấy rằng giới tính góp một phần không nhỏ vào phản ứng ngoại hóa và nội hóa trong diễn biến tâm lý của nạn nhân.
- Tiffany Crayton (2018). Rediscovery of Self after Counseling for Female Survivors of Intimate Partner Violence
Crayton (2018) đã thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích thu hẹp những hạn chế trong các tài liệu tư vấn chuyên nghiệp bằng cách khám phá việc tìm lại bản thân hậu tư vấn tâm lý dưới góc nhìn của những người phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Nghiên cứu này lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính với bảy người phụ nữ được lựa chọn tham gia nghiên cứu. Họ đã cùng nhau thảo luận về quá trình khám phá lại bản thân mình và mối quan hệ của họ với người trị liệu tâm lý đã tác động đến hành trình khám phá lại này như thế nào.
Trong nỗ lực không ngừng hướng tới sự thay đổi xã hội, kết quả của nghiên cứu này có thể giúp các chuyên gia sức khỏe tâm thần đáp ứng nhu cầu của những người sống sót sau bạo lực do bạn tình gây ra. Bằng cách xây dựng những cá nhân mạnh mẽ, tự tin, điều này có thể tạo ra những gia đình vững mạnh, tự tin, từ đó tạo ra những cộng đồng vững mạnh, tự tin.
- Hazel Lewis (2018). Gender Role and Sexuality in Male Survivors of Childhood Sexual Abuse
Lewis (2018) tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá các tài liệu định tính liên quan đến tác động của CSA đối với vai trò giới và tình dục của nạn nhân nam bị quấy rối tình dục từ thời thơ ấu, cũng như tập trung nghiên cứu trải nghiệm của họ trong quá trình xảy ra vụ việc.
Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu này lựa chọn các đối tượng là nạn nhân nam bị quấy rối tình dục từ thời thơ ấu, tiến hành nghiên cứu các tài liệu còn được lưu giữ lại của họ khi sự việc xảy ra.
Các phát hiện từ nghiên cứu của Lewis (2018) cho thấy các nạn nhân nam phải trải qua những hậu quả tiêu cực trong giới tính và xu hướng tình dục của họ, những điều mà đi ngược lại với kỳ vọng khuôn mẫu dành cho nam giới. Họ phải trải qua cảm giác xấu hổ về giới tính, nhầm lẫn về tình dục và buộc phải giấu kín các thông tin liên quan đến vụ việc quấy rối tình dục. Các nạn nhân nam thể hiện các cơ chế đối phó như kìm nén cảm xúc, mất kết nối với người khác và nam tính quá mức rất rõ ràng nhưng kết quả này cần phải được điều tra thêm trước khi đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào.
- Chris Rush Burkey, Michael C. Braswell, John T. Whitehead (2021). Sexual Abuse Within the Church
Nghiên cứu từ Burkey và nhóm của anh ấy (2011) thực hiện tiếp cận toàn diện tình trạng quấy rối tình dục bằng cách đưa ra cái nhìn sắc nét về hành vi và bản chất của những kẻ phạm tội tình dục trong nhà thờ. Nghiên cứu cũng đề cập đến nhiều loại tội phạm tình dục khác nhau cũng như xu hướng phạm tội và phương pháp thu hút nạn nhân của chúng.
Nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính, thực hiện trên 328 nam giới phạm tội trong các nhà thờ Tin lành, 34,9% là mục sư trưởng, 31,4% là mục sư thanh niên, số còn lại là các mục sư phụ tá và thờ phượng, tình nguyện viên nhà thờ, chấp sự, người lãnh đạo nghiên cứu Kinh thánh và thành viên nhà thờ.
Kết quả của nghiên cứu cung cấp nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về lạm dụng trong môi trường tôn giáo cũng như đưa ra chỉ dẫn cho các mục sư, lãnh đạo nhà thờ, giáo dân, người hành nghề tư pháp hình sự và giáo dân khi giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục trong môi trường nhà thờ. Đồng thời giải thích được các dấu hiệu cảnh báo liên quan đến tội phạm tình dục trong nhà thờ cũng như các biện pháp an ninh và chiến lược phòng ngừa mà các nhà lãnh đạo nhà thờ và các chuyên gia tư pháp hình sự có thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro cho giáo dân.
1.3. Ý nghĩa khoa học
Bên cạnh việc phân tích những ảnh hưởng của quấy rối tình dục lên sức khỏe thể chất và tinh thần, nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích những thay đổi và tái hình thành bản sắc cá nhân sau những trải nghiệm đau thương. Đây là sự khác biệt và là điểm mới trong nghiên cứu này bởi hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ chú trọng đến nghiên cứu những tổn thương tâm lí của nạn nhân.
Nhờ vào việc nghiên cứu và phân tích những thay đổi tích cực và tiêu cực trong bản sắc cá nhân của các nạn nhân nam từ nhiều khía cạnh khác nhau, nghiên cứu này có thể cung cấp cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn về ảnh hưởng của quấy rối tình dục lên sức khỏe và bản sắc cá nhân của các nạn nhân nam.