Ở Việt Nam, một lượng lớn từ vựng tiếng Hán đã thâm nhập vào tiếng Việt và dần trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời sống. Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chứng minh rằng. Căn cứ trên nghiên cứu thống kê trong sách “Từ ngữ Hán Việt: tiếp nhận và sáng tạo” (2019), thì số lượng từ Hán Việt chiếm 35.15%. Đứng trước vấn đề đấy, sinh viên ULIS nói riêng và toàn thể sinh viên theo học khoa ngôn ngữ Trung nói chung rất có lợi thế trong việc học Tiếng Trung. Nếu biết cách nắm bắt lợi thế này thì chúng ta hoàn toàn có thể ghi nhớ và phát triển từ vựng khi học tiếng Hán hiện đại một cách rất nhanh chóng và hiệu quả.
Có thể thấy rằng sự đối ứng giữa âm Hán Việt và ý nghĩa của từ Hán Việt tương ứng là một lợi thế rất lớn đối với đối với người học tiếng Trung Quốc là người Việt Nam. Nó giúp chúng ta không cần mất quá nhiều thời gian cho việc tra từ mới, mà dựa vào âm Hán Việt chúng ta có thể đoán ra được chữ Hán tương ứng với nó là gì. Tuy nhiên âm Hán Việt đôi khi cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với sinh viên, bởi không phải lúc nào cũng có sự đối ứng hoặc có nhiều trường hợp sử dụng từ Hán Việt không hợp lý gây ra những sai sót hoặc hiểu lầm. Trên thực tế, có nhiều trường hợp không chú ý đến yêu cầu này khiến văn bản trở nên mơ hồ, khó hiểu thậm chí bị sai lệch trong việc hiểu nội dung văn bản. Dưới sự tác động và vận động không ngừng của ngôn ngữ đã gây ra không ít khó khăn cho người học. Làm như thế nào để sinh viên ULIS vận dụng và áp dụng một cách tối đa và hiệu quả âm hán việt và từ tiếng hán có âm hán việt tương đương, hạn chế việc mắc phải những lỗi sai mỗi khi gặp những trường hợp như thế? Vì vậy đề tài nghiên cứu “SO SÁNH TỪ HÁN VIỆT VÀ TỪ HÁN CÓ NGỮ TỐ TƯƠNG ỨNG KHẢO SÁT TRONG PHẠM VI TỪ BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ CÁI ĐẦU N” phần nào sẽ giúp các bạn sinh viên ULIS hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cách dùng của nó.