Queer-coding in disney’s animated film: Frozen (2013) (Hiện tượng Queer-coding trong bộ phim hoạt hình Disney: Frozen (2013))

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Tổng quan

1. Nhu cầu thực tiễn
Phim ảnh là không chỉ là công cụ giải trí mà còn là tấm gương phản chiếu và
hình thành thái độ và hành vi của con người (Fearning, 1947). Sự đa dạng thể loại cũng
như những mảnh ghép cuộc sống được tìm hiểu và khắc họa trong từng thước phim
nghệ thuật, mang đến chiều sâu về những vấn đề xã hội. Một trong những khía cạnh
đáng chú ý hiện nay đó là sự khám phá về LGBTQ+ trong nền công nghiệp điện ảnh,
đặc biệt là nền điện ảnh phương Tây.

Không quá khó khăn để nhận diện sự lồng ghép của các nhân vật LGBTQ+ trong
những bộ phim hoạt hình của Walts Disney từ những năm 1950. Theo Brown và Adelia
(2021) đã từng phân tích, từ năm 1950 tới năm 2010, thay vì tạo ra một nhân vật chính
đồng tính, Disney giới thiệu đến khán giả một lượng lớn những nhân vật phụ được ngầm
hiểu là “homosexuality” (người đồng tính), đặc biệt hơn, phần lớn trong số những nhân
vật đó là nhân vật phản diện. Một số minh họa đáng chú ý như là Gaston và LeFou trong
“Beauty and the Beast” (Người đẹp và Quái vật) (1981), Jafar trong “Aladdin” (1992),
Scar trong “Lion King” (Vua Sư tử) (1994). Điều này tạo nên một làn sóng dư luận khi
người đồng tính được quy chụp với danh xưng “phản diện”.

Cho tới tận khi tác phẩm “Frozen” (Nữ hoàng băng giá) (2013) được ra mắt, vấn
đề này mới được thay đổi khi lần đầu tiên Elsa, nhân vật chính cũng như một anh hùng
được cho rằng là người đồng tính (Brown, Adelia, 2021). Kể từ đó, hàng loạt các nhân
vật trong cộng đồng LGBTQ+ được giới thiệu một cách ngụ ý và thậm chí rõ ràng, ví dụ như Bucky và Prink Oryx-Antlerson trong “Zootopia” (Phi vụ động trời) (2016),
Thea và Edie trong “Doc McStuffins” (Bác sĩ thú nhồi bông) (2017), hay cặp đồng tính
nữ Amity and Luz trong “The Owl House” (Nhà cú) (2020). Phải nói rằng Nữ hoàng
băng giá (2013) là tiền đề cho sự ra mắt của nhân vật đồng tính nam đầu tiên trong hoạt
hình Disney: Ethan Clade trong Strange World’s (2022) of the first gay character in a
Disney animated film: Strange World’s (2022).

Điều đó đã thôi thúc chúng tôi phân tích bộ phim này để tìm thấy cách lồng ghép LGBTQ+ của Disney trong bộ phim, để từ đó nhìn thấy vai trò của bộ phim tới nền điện
ảnh hoạt hình nói chung, điện ảnh của hoạt hình Disney nói riêng và đặc biệt tác động
tới cộng đồng LGBTQ+.

2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
2.1. Việc mã hóa Queer trong các bộ phim hoạt hình của Disney
Mã hóa Queer được thể hiện một cách ngụ ý trong mỗi tác phẩm nghệ thuật. Kể
từ khi thành lập, Disney chưa bao giờ xác nhận chính thức trạng thái đồng tính của nhân
vật hoạt hình của họ; tuy nhiên, một số người cho rằng Disney lịch sử đã bao gồm các
nhân vật có mã hóa “queer” như một cách cung cấp đại diện một cách tinh tế.

Trong nghiên cứu “Hook, Ursula and Elsa: Disney and Queer coding from the
1950s to the 2010s” (Hook, Ursula và Elsa: Disney và mã hóa Queer từ những năm
1950 đến những năm 2010) (2021), tác giả Adelia và Brown phân tích quá trình Disney
tích hợp đồng tính vào các nhân vật của họ trong 2 giai đoạn thông qua 3 nhân vật nổi
bật: Hook, Ursula và Elsa. Giai đoạn đầu, từ những năm 1950 đến 2010, ‘Disney có
một lịch sử gây tranh cãi về việc mã hóa đồng tính cho các nhân vật phản diện của
mình’, điều này có thể được làm sáng tỏ qua 2 nhân vật phản diện là Captain Hook trong
bộ phim Hook (Gặp lại dưới biển) (1991) và Ursula trong The Little Mermaid (Nàng
tiên cá) (1989). Sau năm 2010, nhân vật Elsa, một nữ anh hùng, đã thay đổi quan điểm
đương đại và xóa sạch những nghi ngờ này về Disney.

Tương tự, một loạt các nhân vật có thể được diễn giải là “queer” trong các bộ
phim của Disney suốt lịch sử của mình. Trong tác phẩm của mình “The Big, the Bad
and the Queer: Analyzing the Queer-Coded Villain in Selected Disney Films” (The Big,
the Bad and the Queer: Phân tích nhân vật phản diện được mã hóa queer trong một số bộ phim Disney được liệt kê) (2023), Sriya Veera đã đào sâu vào việc xây dựng hình
ảnh của những nhân vật phản diện được mã hóa queer trong một số bộ phim được liệt
kê, như Jafar trong Aladdin (1992), Scar của Lion King (Vua Sư tử) (1994) hoặc
Maleficent trong bộ phim cùng tên.

2.2. Phân tích Queer trong bộ phim Frozen
Các nghiên cứu về bộ phim này có xu hướng đào sâu vào nhân vật “Elsa” và bài
hát “Let It Go”. Đặc biệt, Sabrina Mittermeier (2021) lưu ý ‘Elsa, nhân vật chính của
Frozen (Chris Buck & Jennifer Lee, 2013), dễ dàng là nữ anh hùng được mã hóa “queer”
rõ ràng nhất trong các bộ phim công chúa của Disney’ trong tác phẩm của mình
“Disney’s Queer Queen – Frozen’s Elsa and Queer Representation” (Nữ hoàng Queer
của Disney – Elsa trong Frozen và Đại diện Queer). Cô đã nhìn sâu vào cách đạo diễn
mô tả Elsa từ sức mạnh của cô, tự nhận thức của cô đến những bài hát của cô: Let It Go
(2013) và Show Yourself (2019).

Trong khi đó, nghiên cứu của Molly Farris ““Letting Go, Coming Out, and
Working Through: Queer Frozen” (2022) cố gắng điều tra các chi tiết liên quan đến
Queer trong bài hát Let It Go được coi là bản quốc ca của cộng đồng LGBTQ+.

3. Ý nghĩa khoa học
Việc phân tích Hiện tượng “Queer-coding” (Mã hóa Queer) trong bộ phim
Frozen (Nữ hoàng băng giá) (2013) không chỉ tạo nên một cái nhìn sâu hơn về việc lồng
ghép các chi tiết về cộng đồng LGBTQ+ trong hoạt hình của Disney mà còn tìm hiểu
về những tác động của việc mã hóa “Queer” trong hoạt hình Walts Disney tới cộng đồng
LGBTQ+.

Hơn thế nữa, nghiên cứu này sẽ mang đến góc nhìn toàn diện về những ảnh
hưởng của “Mã hóa Queer” đến những khía cạnh khác nhau của xã hội, ví dụ như cách
công nhận cộng đồng LGBTQ+ của một bộ phận giới trẻ hiện nay, nói sâu hơn là khán
giả của bộ phim Frozen (Nữ hoàng băng giá) (2013).