1. Tổng quan
1.1. Nhu cầu thực tiễn
(Trình bày và làm nổi bật sự cần thiết/ tính cấp thiết của đề tài, cần làm rõ được tại sao cần phải thực hiện đề tài này).
1.1.1. Nhu cầu khách quan
Cho đến nay, chưa có một bài nghiên cứu nào được thực hiện để so sánh hai công trình Nhà thờ Đức Bà Paris và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Xuất phát điểm từ hiện thực khách quan, bài nghiên cứu “Những nét tương đồng và dị biệt trong kiến trúc của công trình Nhà thờ Đức Bà Paris và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn” sẽ là nền tảng cho các bài nghiên cứu sau này đồng thời giúp các bạn sinh viên nói riêng và người đọc, người nghe nói chung có một cái nhìn khái quát về hai công trình mang giá trị lịch sử này.
Nhà thờ Đức Bà Paris và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng và quan trọng, mỗi công trình đại diện cho một giai đoạn và một vùng lãnh thổ khác nhau. Nhà thờ Đức Bà Paris có lịch sử lâu đời, là một biểu tượng của kiến trúc Pháp và văn hóa Pháp cổ điển. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một tượng đài kiến trúc độc đáo tại Việt Nam, thể hiện sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp trong quá khứ khi Việt Nam còn là thuộc địa Pháp. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn được xây dựng vào ngày 7 tháng 10 năm 1877, bởi Giám mục Isodore Comlombert. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với sự kết hợp giữa phong cách Romanesque và Gothique mang đậm nét cổ điển và sang trọng. Ngày nay, nhà thờ chính tòa Đức Bà là trung tâm Công giáo lớn nhất Sài Gòn, đồng thời là điểm du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế tới tham quan. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những nhà thờ lớn nhất Sài Gòn, được mô phỏng theo nhà thờ Đức Bà Paris và đều được người Pháp xây dựng lên.
Vì vậy, nghiên cứu về hai Nhà thờ này giúp hiểu hơn về quá trình lan truyền và biến đổi kiến trúc trong bối cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau. Điều này có thể mang lại những kiến thức quý báu cho lĩnh vực nghiên cứu kiến trúc, nghệ thuật, và văn hóa.
Hơn nữa, đề tài của chúng tôi liên quan đến bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc và văn hóa, có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý di sản, quy hoạch đô thị, và bảo tồn kiến trúc. Nó cũng có thể là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà thiết kế và kiến trúc sư trong việc tìm hiểu về sự ảnh hưởng và đa dạng trong kiến trúc.
1.1.2. Nhu cầu chủ quan
Là sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ – đại học Quốc gia Hà Nội, quá trình học ngôn ngữ luôn gắn liền với tìm hiểu văn hóa và lịch sử. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, kiến trúc của một trong những nhà thờ lớn nhất Sài Gòn, nhóm đã tiến hành đi sâu nghiên cứu và so sánh giữa Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và nhà thờ Đức Bà Paris để tìm hiểu thêm về kiến trúc của nước Pháp lúc bấy giờ. Trong quá trình học tiếng Pháp và nghiên cứu về đất nước này, chúng tôi nhận thấy dấu ấn của kiến trúc Pháp vẫn luôn tồn tại theo nhiều phương thức khác nhau trong lòng Việt Nam. Không chỉ đối với những sinh viên chuyên ngành NN&VH Pháp Trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQGHN mà ngay cả sinh viên chuyên ngành NN&VH Nhật Bản nói riêng (một thành viên trong nhóm nghiên cứu) và các ngành ngôn ngữ khác nói chung đều mang trong mình một tâm hồn nghệ thuật phong phú và luôn có mong muốn được tìm hiểu và khai thác một cách sâu sắc hơn về những nét đặc trưng của kiến trúc Pháp thông qua các công trình kiến trúc được xây dựng dựa trên những nét độc đáo riêng biệt có dụng ý của nhà thiết kế. Từ những ý tưởng sáng tạo trong mỗi công trình đó, phần nào chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến sự giao thoa hai nền văn hóa Pháp – Việt. Chính vì vậy nghiên cứu “Những nét tương đồng và dị biệt trong kiến trúc của công trình Nhà thờ Đức Bà Paris và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn” của chúng tôi là một đề tài thú vị và đóng góp một công cụ nền tảng cho những sinh viên khác quan tâm đến văn hóa và kiến trúc.
1.2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Phân tích toàn diện các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan (trong nước/quốc tế), những vấn đề đã được giải quyết trong các nghiên cứu trước đây và từ đó chỉ ra được tại sao cần thực hiện nghiên cứu này). Lưu ý, danh mục các tài liệu tham khảo phải được trích dẫn rõ ràng.
- Victor-Marie Hugo (1831), Notre-Dame de Paris, Nhà xuất bản Gosselin
Nội dung tác phẩm “Notre-Dame de Paris” tạm dịch “Nhà thờ Đức Bà Paris” của nhà văn Victor Hugo không chỉ xoay quanh việc miêu tả kiến trúc, lịch sử của công trình nhà thờ mà còn khắc hoạ bức tranh tổng quan về xã hội phong kiến Pháp thời bấy giờ. Bên cạnh đó, tác giả còn xoáy sâu vào câu chuyện tình yêu đời thường giữa ba người đàn ông và một người con gái. Tuy nhiên, tác phẩm này là một bức tranh hiện thực tàn khốc của xã hội phong kiến Pháp và bi kịch của những con người nghèo khổ lúc đó.
Từ đó, nhóm nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu này bởi có rất nhiều đất nước khác nói chung bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những chính sách xâm lược dã man của thực dân Pháp, cụ thể là Việt Nam. Bên cạnh đó, có những khía cạnh tích cực khác trong lĩnh vực kiến trúc cần nhóm khai thác qua những
công trình kiến trúc của Pháp được xây dựng tại Việt Nam.
- Gary Trousdale, Kirk Wise (1996), The Hunchback of Notre Dame), Nhà sản xuất Don Hahn
Tầm ảnh hưởng của tác phẩm này không chỉ nằm ở phạm vi văn học mà tác phẩm đã được chuyển thể sang sân khấu opera, ballet, kịch nói, nhạc kịch và hơn 15 phiên bản điện ảnh. Ở kiệt tác “The Hunchback of Notre Dame” tạm dịch “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà”, hình ảnh Nhà thờ Đức Bà Paris được xây dựng như một chứng nhân lịch sử bất biến – nơi không chỉ xảy ra một cuộc hoán đổi ngoạn mục giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp khác nhau mà còn là nơi ghi dấu cho một câu chuyện tình yêu nam nữ cao thượng.
Từ đó, nhóm nhận thấy vai trò và ý nghĩa mang giá trị lịch sử của công trình Nhà thờ Đức Bà Paris đối với người dân Pháp từ thời bấy giờ cho đến hiện tại. Từ việc phân tích chi tiết những yếu tố có liên quan đến Nhà thờ Đức Bà Paris như bối cảnh lịch sử, quá trình xây dựng, ý đồ của kiến trúc sư trong thiết kế và vật liệu xây dựng,… nhóm thấy được tầm quan trọng của việc liên hệ với một công trình khác tương tự được xây dựng bởi người Pháp ở Việt Nam nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt trong kiến trúc của hai công trình này.
Nói tóm lại, Nhà thờ Đức Bà Paris và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai công trình kiến trúc nổi tiếng nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ những điểm tương đồng và dị biệt của hai công trình này trước đó. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung so sánh những yếu tố kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa cụ thể mà hai công trình này thể hiện, mang đến cái nhìn mới về sự ảnh hưởng và sự đổi mới trong kiến trúc, tôn giáo và văn hoá.
Nghiên cứu cũng sẽ phân tích chi tiết và cụ thể các yếu tố kiến trúc, nghệ thuật và văn hoá mà hai công trình này thể hiện, từ những chi tiết kiến trúc tới các phong cách và tài năng mà nghệ sĩ đã thực hiện công trình. Điều này sẽ tạo ra những điểm mới trong lĩnh vực kiến trúc và nghệ thuật, giúp bổ sung kiến thức cho cộng đồng nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
(Cần trình bày để làm nổi bật tính mới, tính tiên tiến của nghiên cứu sẽ thực hiện trong đề tài này).
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã hệ thống hóa những đặc điểm liên quan đến văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, v.v. của hai nhà thờ, từ đó rút ra được kết luận về sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Nhà thờ Đức Bà Paris đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những nghiên cứu trong đề tài này cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc hơn về công trình được xây dựng dưới thời Pháp tại Việt Nam, từ đó dễ dàng so sánh tìm hiểu thêm về công trình của Pháp ở các đất nước khác. Hơn nữa, bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu, phân tích về những tác động tích cực của việc giao thoa văn hóa thuộc địa.
Người Việt Nam được tiếp xúc với hai nền văn hóa lớn nhất trong lịch sử nhân loại là văn hóa phương Đông của người Trung Hoa và văn hóa phương Tây của người Pháp. Có điều, hai nền văn hóa đó giao thoa cùng văn hóa Việt trong hoàn cảnh lịch sử rất trớ trêu: thời kỳ Việt Nam bị xâm lược, đô hộ, thành thuộc địa. Trong thời gian đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã sử dụng các chính sách nô dịch về văn hóa để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Những chính sách này đã làm cho nền văn hóa Việt xuất hiện những đặc điểm không thuần nhất. Tuy nhiên, những tinh hoa của nền văn hóa phương Tây cũng có những tác động tích cực đến văn hóa nước ta. Do đó, ở Việt Nam đã xuất hiện các trào lưu văn hóa, sự giao thoa giữa Á-Âu, Đông-Tây. Người Pháp không chỉ đặt nền móng thiết chế mà còn xây dựng những tập quán, thói quen cho người Việt Nam. Thế hệ đi trước là những người được hưởng nền giáo dục, những thành tựu, những thành quả lưu trữ, v.v. đặc biệt là những công trình phục vụ cho việc khai thác của Pháp thời điểm đó. Vượt qua những yếu tố tiêu cực của lịch sử, chúng ta – người Việt chắt lọc được nhiều tinh hoa để giữ gìn và phát triển, dấu ấn của văn hóa Pháp ở Việt Nam là những điều tốt đẹp, tích cực, làm phong phú thêm chính văn hóa dân tộc của người Việt Nam.