1. Nhu cầu thực tiễn
Sự phát triển kinh tế và gia tăng tiêu dùng, đặc biệt ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về lượng rác thải ra mỗi ngày.
Trong đó rác thải sinh hoạt được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sự phát triển của toàn nhân loại. Đây là một chủ đề nóng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng hiện nay. Nhận thức được coi là bước đầu của hành động và là nền tảng quan trọng để thúc đẩy thay đổi hành vi. Việc nghiên cứu nhận thức của sinh viên về vấn đề rác thải sinh hoạt giúp đánh giá mức độ hiểu biết, ý thức và hành động của họ đối với việc quản lý và xử lý rác thải, đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi. Là thế hệ trẻ tương lại, đóng vai trò nòng cốt trong quá trình định hình xã hội, việc sinh viên nhận thức đúng về rác thải sinh hoạt sẽ là tác nhân quan trọng việc lan tỏa ý thức và hành vi tích cực bảo vệ môi trường. Với sức trẻ nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo, sinh viên có thể là những người tiên phong tham gia hoặc khởi xướng các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, tổ chức hội thảo, tham gia phong trào, dự án …từ đó góp phần xây dựng một xã hội bền vững tạo ra tác động tích cực lâu dài cho môi trường sống.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
2.1. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu Khảo sát và đánh giá nhận thức của một số hộ gia đình về vấn đề phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn xã Long Hưng B, huyện Gò Vấp, tỉnh Đồng Tháp ( Lê Văn Vũ, Dương Huyền Trang, Lương Tấn Nhật, Nguyễn Thị Lai Bình, 2022) đã tiến hành đánh giá việc phân loại chất thải rắn tại nguồn của 204 hộ gia đình, từ đó cung cấp nguyên nhân và đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức. Tuy nhiên đối tượng làm khảo sát chiếm phần lớn là các em học sinh từ 9 đến 14 tuổi, ở lứa tuổi này chưa có sự phát triển toàn diện về nhận thức và khả năng tiếp cận đến các nguồn thông tin còn khá hạn chế so với sinh viên đại học. Vậy nên tôi lựa chọn đề tài với đối tượng chính là sinh viên đại học- lứa tuổi đã có sự phát triển hoàn thiện về mặt nhận thức và hành vi
Bài viết Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên khoa kế toán đại học Duy Tân ( Mai Thị Quỳnh Như, 2019 ) đã tìm hiểu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức bảo vệ môi trường của sinh viên đại học Duy Tân theo thứ tự quan trọng :Môi trường sinh sống, hiểu biết xã hội, sự giáo dục, hành vi bảo vệ môi trường,.. và các yếu tố còn lại như phương tiện truyền thông, các quy định của nhà nước, pháp luật cũng ảnh hưởng đáng kể. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phương án quản lý rác thải lại trường đại học nông nghiệp của Trần Thị Hương, Lê Phú Tuấn và Đặng Hoàng Vương( 2015) tiến hành thu thập mẫu rác thải phát sinh từ hoạt động của trường, xác định thành phần, thực trạng rác thải từ đó đưa ra phương án quản lí và xử lý bằng biện pháp chôn lấp kết hợp ủ phân compost. Tuy nhiên biện pháp xử lý này chưa thể áp dụng cho các khu vực trường học khác, đặc biệt là những khu vực diện tích không quá rộng và không có đất trống dư thừa. Bên cạnh đó bài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thực trạng của vấn đề quản lý chất thải rồi đưa ra biện pháp xử lý, chứ không tập trung và đánh giá nhận thức của sinh viên và xem xét ảnh hưởng của nó đến hành vi của họ.
2.2. Nghiên cứu nước ngoài
Classification Behavior in Jiangsu, China:An Empirical Analysis của Aijun Liu, Maurice Osewe, Huixin Wang and Hang Xiong (2020) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phân loại rác thải nông và nhận thức bảo vệ môi trường tại một tỉnh nông thôn Trung Quốc cho thấy rằng trình độ học vấn, sự sẵn có của các cơ sở thu gom, khoảng cách giữa các điểm thu gom và chi phí xử lý chất thải đều ảnh hưởng đến quyết định của người dân về phân loại rác thải. Dẫu vậy vì nghiên cứu này chỉ tập trung vào vùng nông thôn, nên vẫn chưa thể đánh giá một cách bao quát về tình hình chung cho cả những vực thành thị. So với đối tượng nghiên cứu của tôi có thể có sự khác biệt về trình độ học vấn, khả năng tiếp cận thông tin và mức độ nhận thức
Bài nghiên cứu Awareness, Attitude and Practice of School Students towards Household Waste Management của C.D Licy, Raghavan Vivek, Kamath Saritha, T.K.Anies và C.T Josphina ( 2013) nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức đại chúng về tác động của hoạt động xử lý chất thải ngay từ khi bắt đầu giáo dục ở trường học.
Tương tự nghiên cứu của Chris- Valentine Ogar Eneji, Usang Nkanu Onnoghen, Asuquo Edung Etim , Grace Efiong and Okon ( 2019) : Environmental Education and Waste Management Behavior Among Undergraduates Students of the University of Calabar, Nigeria cũng đã chứng minh được rằng Giáo dục Môi trường có thể thay đổi hành vi quản lý chất thải của sinh viên Đại học Calabar từ việc tạo ra nhận thức cần thiết dẫn đến thay đổi thái độ, hành vi.
3. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu giúp củng cố các mô hình lý thuyết liên quan đến nhận thức môi trường và hành vi bảo vệ môi trường, quản lý rác thải, từ đó mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi con người. Đồng thời cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng về mức độ nhận thức của sinh viên và sự tác động đến hành vi, thái độ của họ nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng các chương trình giáo dục và chính sách môi trường.
Đề tài này không chỉ thuộc phạm vi nghiên cứu xã hội học mà còn liên quan đến các lĩnh vực như môi trường học, giáo dục học… từ đó thúc đẩy việc hợp tác liên ngành, tạo ra cơ sở dữ liệu quan trọng cho các nghiên cứu sau này.