Nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của bạo lực học đường cấp Trung học phổ thông ở Hàn Quốc hiện nay.

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Nhu cầu thực tiễn 

Trong những năm gần đây, bạo lực học đường đã và đang dần trở thành một trong những vấn đề nóng hổi và nhận được nhiều sự quan tâm. Đáng nói tới là tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều, với những hành vi bạo lực diễn ra với chiều hướng khác nhau, biểu hiện có sự thay đổi theo chiều hướng ngày một tiêu cực hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và hạnh phúc của các em học sinh trên khắp thế giới. Đây không phải là vấn đề quan đến trật tự an toàn trong trường học và nhà trường mà hơn cả, bạo lực học đường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất và tinh thần của các em học sinh. Những vết thương về mặt thể xác và tinh thần ấy có tác động trực tiếp và sâu rộng đến sự nghiệp học tập, sự phát triển xã hội và tâm lý của các em. Bạo lực học đường không chỉ là hành vi thể hiện bằng vũ lực mà còn bao gồm các hành vi như hăm dọa, lăng mạ, phân biệt đối xử, xúc phạm, hoặc phản ứng bạo lực từ phía các học sinh khác. 

Bạo lực học đường để lại nhiều hậu quả cho chính bản thân cho các em gây hành vi bạo lực, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 

Nghiên cứu về bạo lực học đường là cần thiết để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác động và cách giải quyết vấn đề này. Việc hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động của bạo lực học đường có thể giúp các nhà nghiên cứu, giáo viên và nhà quản lý trường học phát triển các chiến lược hiệu quả để ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng này. 

2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan 

– Nghiên cứu trong nước: 

Thông qua quá trình tra cứu các tài liệu tham khảo trong nước về đề tài “Nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của bạo lực học đường cấp Trung học phổ thông ở Hàn Quốc hiện nay”, có thể thấy rằng các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam vẫn còn khá hạn chế và chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Phần lớn các tài liệu hiện tại chỉ xuất hiện trên các bài báo và các trang web về xã hội, thường chỉ tập trung vào việc mô tả tình trạng bạo lực học đường nói chung. Các nghiên cứu này thường chỉ đề cập đến các khía cạnh chung như nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thể về các chính sách và biện pháp đã được áp dụng để giảm thiểu tình trạng này. Ngoài ra, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập cụ thể đến những bất cập trong các chính sách hiện tại của Hàn Quốc, lý do khiến các chính sách này chưa đạt hiệu quả mong muốn, hay những hàm ý biện pháp cụ thể mà Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng. 

– Nghiên cứu nước ngoài: 

Một trong những nghiên cứu nổi bật về vấn đề này là nghiên cứu của Kim Ji-Won và Lee Sang-Ho (2015) với tựa đề “Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tình trạng bạo lực học đường ở cấp Trung học phổ thông tại Hàn Quốc”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gia tăng của bạo lực học đường liên quan mật thiết đến các yếu tố xã hội như áp lực học tập, sự thiếu hỗ trợ từ gia đình, và sự phân tầng xã hội trong trường học. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc cải thiện môi trường học đường, tăng cường giáo dục giá trị và kỷ luật trong nhà trường là cần thiết để giảm thiểu bạo lực. 

Ngoài ra, nghiên cứu của Park Soo-Jin (2021) với tựa đề “Phân tích tác động của bạo lực học đường lên sức khỏe tâm lý của học sinh Trung học phổ thông” đã chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực học đường lên sức khỏe tâm thần của học sinh.

Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu tâm lý và đưa ra kết luận rằng học sinh bị ảnh hưởng bởi bạo lực học đường có nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm, và tự ti. Park cũng đề xuất các biện pháp tăng cường hỗ trợ tâm lý học đường và xây dựng các chương trình can thiệp sớm. 

Qua tổng quan nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước, có thể thấy rằng vấn đề bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của học sinh mà còn có tác động sâu rộng đến môi trường giáo dục và xã hội. Dù chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp để giảm thiểu bạo lực học đường, nhưng phần lớn các chính sách này vẫn tập trung nhiều vào biện pháp kỷ luật hơn là giải quyết gốc rễ của vấn đề như áp lực xã hội và sự bất bình đẳng trong giáo dục. Điều này gợi mở cho Việt Nam những bài học quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng các chính sách phòng ngừa và đối phó với bạo lực học đường một cách hiệu quả. 

3. Ý nghĩa khoa học 

Vấn đề bạo lực học đường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội Hàn Quốc, được đặc biệt chú ý từ các phụ huynh, giáo viên và các cơ quan chức năng. Chính phủ Hàn Quốc đã và đang thực hiện nhiều chính sách, pháp luật và các hoạt động giáo dục nhằm ngăn chặn và giảm thiểu bạo lực trong các cơ sở giáo dục, nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển toàn diện của các em học sinh. 

Việc nghiên cứu về vấn đề này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tình hình thực tế mà còn đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, biện pháp giáo dục hiệu quả hơn để giảm thiểu bạo lực học đường và xây dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh tại Hàn Quốc.