Nghiên cứu đọc mở rộng nhằm cải thiện kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên khoa Đức của Trường Đại học Ngoại Ngữ – ĐHQGHN

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Nhu cầu thực tiễn
“Nghiên cứu đọc mở rộng nhằm cải thiện các kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên
khoa Đức, Đại học Ngoại ngữ” Là một đề tài nghiên cứu ứng dụng. Đối diện với tình hình thực tế, khi hầu hết sinh viên không đỗ vào Khoa ngoại ngữ như nguyện vọng và phải đối mặt với nhiều khó khăn khi phải học các chương trình đào tạo không liên quan đến sở trường ngôn ngữ như mình mong muốn.
Sự hứng thú ban đầu khi sinh viên biết được ngôn ngữ mới sẽ chỉ là nhất thời và sau một thời gian ngắn thì các sinh viên sẽ mất dần hứng thú, lười biếng trong việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng, thậm chí là cảm thấy bị áp lực mỗi khi lên lớp, đặc biệt khi các học phần ngày càng khó hơn và nhiều tiêu chí cho đầu ra các phần hơn.
Người viết nhận thấy tiềm năng từ những các em sinh viên và nhận thấy các em sinh viên mới vào trường sẽ là đối tượng nghiên cứu tuyệt vời, phù hợp với mục đích nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu sẽ được chọn ngẫu nhiên trong Khoa, để chúng ta có sự đánh giá về mặt toàn diện về phương pháp học tập ngôn ngữ mới.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Các nghiên cứu về đề tài đọc mở rộng, đều có một số những đặc điểm chung sau khi đưa ra khái niệm, các lợi ích, nguyên tắc đọc mở rộng đúng cách, trong đấy có hai nghiên cứu nổi bật của Le và Renandya là có những nhận định đáng giá. Như công trình nghiên cứu của Le, có được kết quả khá tích cực rằng 84% sinh viên thể hiện việc yêu thích đọc sách và bày tỏ sẵn lòng tiếp tục thực hành này kể cả khi nó không còn là một phần khóa học nữa. Các công trình nghiên cứu của Renandya và cộng sự thì lại đưa ra nghiên cứu với người Việt Nam lớn tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng qua một thời gian sử dụng hoạt động ngoại khóa này, nhóm học viên này đã có thêm động lực để đọc văn bản bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, nhận ra các đối tượng trong các bài nghiên cứu thường là học sinh cấp 3, học sinh trong trung học hoặc tiểu học, sinh viên Ngoại ngữ không chuyên hoặc người có độ tuổi trung niên, tác giả đã đem đối tượng nghiên cứu chưa được chú ý đến là sinh viên khoa Đức của Đại học Ngoại Ngữ. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đều chỉ đưa ra những lý nguyên tắc, lý thuyết về việc chọn tài liệu như nào, hoặc không đưa ra đánh giá của đối tượng với sách/truyện cụ thể. Do đó, nắm bắt được cơ hội này, tác giả quyết định thực hiện bài nghiên cứu này và đưa ra thực nghiệm ở quy mô nhỏ.
3. Ý nghĩa khoa học
Để có được sự khác biệt trong bài nghiên cứu của mình và bài nghiên cứu trước, người viết có đưa vào lý thuyết kỹ năng thực hành tiếng, thực trạng thói quen đọc sách, chiến lược đọc,v.v. Phần thực tiễn ngoài việc so sánh các điểm thi học phần nhằm nhìn nhận sự tác động của phương pháp học tập mới và có cả phần đánh giá tài liệu của các đối tượng dựa theo năng lực ngôn ngữ của đối tượng nghiên cứu.