Nghiên cứu đề xuất phương án quảng bá du lịch làng cổ Đường Lâm – học hỏi kinh nghiệm từ làng cổ Hahoe (Hàn Quốc)

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Tổng quan
6.1. Nhu cầu thực tiễn
Làng cổ Hahoe và làng cổ Đường Lâm là hai làng cổ đã và đang gìn giữ, phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng tiêu biểu của Hàn Quốc và
Việt Nam. Xét ở một số phương diện, có thể nói làng cổ Đường Lâm và làng cổ
Hahoe tại Hàn Quốc mang nhiều nét tương đồng.
Làng dân gian Hahoe là một trong những địa điểm du lịch nổi bật nhất Hàn
Quốc, nơi đã và đang đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về du lịch nhờ vào
công tác quảng bá hiệu quả của chính quyền và người dân. Trong khi đó, tại
Việt Nam, du lịch làng cổ Đường Lâm tuy đã có sự khởi sắc nhưng công tác
quảng bá du lịch tại địa phương vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, chưa phát huy
được hết tiềm năng vốn có của làng. Đây là vấn đề đáng được quan tâm, nhất là
trong bối cảnh hiện nay khi ngành du lịch Việt Nam đang được định hướng trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn thì công tác quảng bá du lịch càng phải được chú
trọng và đầu tư lâu dài. Do vậy, xuất phát từ mong muốn phát triển, hoàn thiện
công tác quảng bá du lịch Đường Lâm dựa trên việc tìm hiểu nguyên nhân
thành công và kinh nghiệm trong việc quảng bá du lịch tại Hahoe, để làng cổ
Đường Lâm vừa trở thành địa điểm du lịch nổi bật vừa phát huy, bảo tồn giá trị
văn hóa truyền thống Việt Nam, nhóm tôi đã chọn đề tài nghiên cứu khoa học
là “Nghiên cứu đề xuất phương án quảng bá du lịch làng cổ Đường Lâm – học
hỏi kinh nghiệm từ làng cổ Hahoe (Hàn Quốc)”. Đồng thời nhóm tôi hi vọng
nghiên cứu này có thể đóng góp một phần giá trị vào lĩnh vực nghiên cứu công
tác quảng bá du lịch tại Việt Nam.

2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu về các di sản văn hóa nói chung và các phương pháp quảng bá du
lịch tại các di sản nói riêng đang là một đề tài được tìm hiểu và triển khai rộng
rãi. Nhiều công trình nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm và làng cổ Hahoe
được thể hiện dưới các góc độ khác nhau và ngày càng được hoàn thiện, phát
triển.

2.1. Tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Việt
Nghiên cứu “Nhà ở truyền thống của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm” của tác
giả Nguyễn Thị Phương Anh (2009) đã khẳng định nét đặc sắc của ngôi nhà ở
Đường Lâm chính là sự kết hợp hài hòa giữa điều kiện tự nhiên vốn có với
những kinh nghiệm dân gian của ông cha đúc kết được từ ngàn đời xưa để xây
dựng nên những ngôi nhà truyền thống mang đặc trưng kết cấu ngôi nhà của cư
dân nông nghiệp, chưa bị tác động nhiều của lối sống đô thị.
Nghiên cứu “Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du
lịch (Nghiên cứu trường hợp làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây,

tỉnh Hà Tây)” của Đào Duy Tuấn (2012) đã chỉ ra những tiềm năng du lịch độc
đáo của làng cổ Mông Phụ với nhiều công trình văn hóa vật thể đáng được trân
trọng với thương hiệu “làng Việt cổ đá ong” và 1 hệ thống di sản văn hóa phi
vật thể phong phú, đặc sắc. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình “Du lịch làng cổ
Mông Phụ” trong đó nhấn mạnh giải pháp tuyên truyền quảng bá tới khách du
lịch, đặc biệt ưu tiên xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch “Làng cổ Mông
Phụ – Bảo tàng sống về văn hóa nông thôn Việt Nam”. Tuy nhiên nghiên cứu
chưa giải thích rõ phương hướng cho công tác truyền thông du lịch ở làng cổ
sao cho thu hút khách du lịch.
Luận văn “Làng cổ Đường Lâm – thực trạng hoạt động du lịch và giải pháp
cung ứng dịch vụ du lịch bền vững” của tác giả Nguyễn Hồng Nhung (2020) đã
khái quát giá trị của làng cổ Đường Lâm, thực trạng về việc phát triển du lịch
tại làng cổ Đường Lâm tuy đã có sự khởi sắc nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất
cập, qua đó đề xuất một số biện pháp phát triển du lịch tại làng, đặc biệt nhấn
mạnh vào giải pháp phát triển du lịch bền vững.
Nghiên cứu “Phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ (Nghiên cứu
làng cổ Đường Lâm, làng cổ Bát Tràng)” của tác giả Hoàng Thị Thu Lan
(2013) đã đưa ra đề xuất cách quảng bá hình ảnh của làng cổ Đường Lâm thông
qua việc cải tiến mạnh mẽ, đầu tư một cách cụ thể trang website của làng cổ
Đường Lâm. Từ đó trở thành công cụ tìm kiếm, cung cấp những thông tin hữu
ích, cần thiết cho du khách trước khi đến tham quan làng cổ. Tác giả còn nhấn
mạnh đây là một bước quan trọng trong việc đưa hình ảnh làng cổ Đường Lâm
đến với du khách trong và ngoài nước nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Nghiên cứu “Di sản vật thể làng cổ Việt Nam và Hàn Quốc qua hai trường hợp
làng Đường Lâm và An Đông” của Kim Ki Hyun (2015) đã nhấn mạnh làng cổ
An Đông và làng cổ Đường Lâm là 2 khu làng cổ nhất đại diện của Việt Nam
và Hàn Quốc đã và đang bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa của
mỗi dân tộc. Để có được danh hiệu cao quý là Di sản văn hóa thế giới, người
dân và chính quyền Hàn Quốc phải trải qua rất nhiều cố gắng để bảo tồn
nguyên vẹn khối tài sản cổ khổng lồ này khỏi sự xâm phạm bởi cuộc sống hiện
đại. Bài học kinh nghiệm từ đất nước Hàn Quốc với ngôi làng cổ tại An Đông
cho thấy muốn bảo tồn và phát triển di sản rất cần có một chiến lược cụ thể và
nghiêm túc.

2.2. Tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Hàn
Nghiên cứu “Những ảnh hưởng tới độ hài lòng và dự định tham quan khi tới
làng cổ Hahoe tỉnh Andong” của hai tác giả Jo Tae Yang, Seo Tae Yang (2009)
đã làm rõ cùng với sự đi lên của chất lượng cuộc sống thì sự phát triển của các
ngành liên quan đến văn hóa như du lịch hay đặc biệt là du lịch văn hóa đã
nhận được sự quan tâm rất lớn. Nghiên cứu cũng chỉ rõ ra 2 nhân tố ảnh hưởng

của trải nghiệm văn hóa cũng như động lực du lịch của con người đó là giáo
dục và khám phá.
Nghiên cứu “Đời sống văn hóa và hệ thống du lịch của làng cổ Hahoe
(Andong) và làng cổ Yangdong (Gyeongju)”của nhóm tác giả Song Jin Seok,
Lee Young Kwan, Hong Ki Wang, Kim Young Yi (2011) đã khẳng định đời
sống văn hóa và du lịch của làng truyền thống là một phần của chiến lược thu
hút khách du lịch. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra các sản phẩm văn hóa
làm nên thương hiệu của làng Hahoe như các đặc sản địa phương, trò chơi dân
gian, nghi thức văn hóa.

2.3. Tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh
Nghiên cứu “Những giá trị văn hóa của làng cổ Đường Lâm, Hà Nội, Việt Nam

Thực trạng, bảo tồn và phát triển” (Cultural values of Duong Lam ancient
village in Hanoi, Vietnam – Facts, conservation and development) của tác giả
Hà Triệu Huy (2022) nghiên cứu về hai giá trị lớn của Đường Lâm là giá trị vật
chất và giá trị tinh thần, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể kết hợp giữa
người dân và chính quyền địa phương nhằm phát huy mọi giá trị văn hóa của di
sản văn hóa này.
Nghiên cứu “Xây dựng phương pháp tiếp thị truyền thông hiệu quả trong du
lịch” (Building effective marketing communications in tourism) của tác giả
Liudmila Korolevskaya (2016) đã nhấn mạnh việc quảng bá đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển du lịch. Vì hoạt động quảng bá là nỗ lực truyền đạt
tiềm năng du lịch tới các khách hàng tiềm năng.
Các nghiên cứu được đề cập ở trên đã phân tích những giá trị văn hóa truyền
thống đặc sắc của làng cổ Đường Lâm và làng cổ Hahoe, thực trạng về du lịch
tại Đường Lâm và đề xuất nhiều giải pháp để phát triển du lịch của làng. Tuy
nhiên, hầu hết những nghiên cứu trên chưa có sự liên kết giữa hai làng cổ và
tiến hành nghiên cứu về công tác quảng bá tại Đường Lâm dựa trên cơ sở học
hỏi kinh nghiệm từ làng cổ tại Hàn Quốc.

3. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này tổng hợp những cơ sở lý luận liên quan đến du lịch nói chung
và quảng bá du lịch nói riêng, làm rõ cơ sở thực tiễn về chính sách quảng bá du
lịch của Việt Nam và Hàn Quốc. Nghiên cứu cũng làm nổi bật những phương
pháp quảng bá du lịch hiệu quả ở làng cổ Hahoe (Hàn Quốc), đặc biệt có sự cập
nhật về tình hình phát triển du lịch của Đường Lâm hiện nay, từ đó học hỏi và
đưa ra những phương pháp quảng bá du lịch mới, tiên tiến và phù hợp hơn với
tình hình phát triển hiện nay dựa trên phân tích tiềm năng du lịch và giá trị của
Đường Lâm.