Khảo sát việc học tiếng Trung của sinh viên dân tộc thiểu số trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN và giải pháp nâng cao hiệu quả

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, ngoại ngữ trở thành công cụ cần phải có của bất kỳ ai muốn có cơ hội việc làm tốt. Việc học thêm một ngoại ngữ ngoài tiếng Việt đã trở thành nhu cầu cần thiết của tất cả mọi người. Việc học ngoại ngữ không chỉ bó hẹp trong phạm vi là tiếng Anh mà còn là học bất kì ngôn ngữ của các quốc gia, dân tộc khác nhau như Pháp, Nga, Trung, Hàn, Nhật… Và theo tạp chí Ethnologue (2020) của tổ chức SIL International, tiếng Trung đã trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ 2 trên thế giới sau tiếng Anh với hơn 1.120.000.000 người học và sử dụng. Không những thế, nền kinh tế của đất nước tỷ dân này được Công ty tư vấn Cebr (Anh) dự báo sẽ trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới vào năm 2030. Với nền kinh tế phát triển vượt bậc và quan hệ tốt đẹp lâu đời của hai nước Việt Nam – Trung Quốc, Trung Quốc đã trở thành một đối tác quan trọng trong mọi lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị… Vì vậy, thành thạo một vốn tiếng Trung phong phú không chỉ giúp sinh viên nói chung và sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng sau khi gia trường có thể phát triển sự nghiệp ở trong nước mà còn vươn ra toàn cầu. 

Tuy nhiên từ căn vào cứ thực tế về số lượng, năng lực và nhu cầu của sinh viên dân tộc thiểu số theo học ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong trường đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, bên cạnh những yếu tố tích cực, khả quan, việc học tiếng Trung của sinh viên dân tộc thiểu số vẫn tồn tại rất nhiều những khó khăn, bất cập cần được nhìn nhận, đánh giá và có giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng học tập cho sinh viên. 

Từ những lý do trên, nhóm tác giả đã chọn đề tài: “Khảo sát việc học tiếng Trung của sinh viên dân tộc thiểu số trong trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN và giải pháp nâng cao hiệu quả”. 

Bài nghiên cứu được dựa trên kết quả khảo sát đối với sinh viên dân tộc thiểu số theo học ngành ngôn ngữ Trung Quốc trong trường đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN. Khảo sát dựa trên các dữ liệu của sinh viên dân tộc số về số lượng, nhu cầu, mong muốn, định hướng về ngành học cũng những hạn chế, khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học tập. 

Đa số các công trình nghiên cứu trước đã phân tích được những khó khăn của sinh viên dân tộc thiểu số trong việc học ngoại ngữ, một phần đưa ra những số liệu thống kê trên các phương diện về nguyên nhân và nhân tố tác động đến việc học tiếng nước ngoài của sinh viên dân tộc thiểu số. Tuy nhiên bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề học tiếng Trung của sinh viên dân tộc thiểu số trường ĐHNNN – ĐHQGHN còn hạn chế và mặt phạm vi nghiên cứu và đối tượng còn chưa bao quát. 

Xét trên phương diện nội dung mà các công trình nghiên cứu về việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung Quốc nói riêng nhóm tác giả thấy còn nhiều giải pháp chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế, các giải pháp còn nặng tính lý thuyết dẫn đến việc giảng và dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy nhóm tác giả thực hiện đề tài này với mong muốn tìm ra được thêm nguyên nhân và hướng đến các giải pháp phù hợp thúc đẩy quá trình học và giảng dạy tiếng Trung Quốc sao cho hiệu quả nhất. 

Danh mục tài liệu tham khảo: 

+ Đặng Thị Lan, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu nước ngoài, Tập 31, số 3(2015) 33-43: Khó khăn tâm lý trong hoạt động ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội 

+ https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/doi-moi-can-ban-toan-dien-gd-va-dt.aspx?Ite mID=6367 

+ Trần Trí Dõi (2003), Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc Việt Nam – Những kiến nghị và giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Đề tài mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều nội dung cần thiết phục vụ cho việc học tiếng Trung của sinh viên dân tộc thiểu số, cung cấp cho giảng viên và sinh viên những nhân tố có tính ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Trung. Bởi vì nếu nắm rõ được những khó khăn mà nhóm đối tượng này đang gặp phải sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đến việc xác định hình thức, phương pháp tác động đến các bạn sinh viên theo hướng hình thành phương pháp học của người chuyên gia tương lai bậc đại học. 

Việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những khiếm khuyết còn tồn đọng góp một vai trò quan trọng đối với nhóm đối tượng sinh viên dân tộc thiểu số trong suốt quá trình học tập. Sinh viên có thể dựa vào đó và xây dựng cho bản thân những phương pháp học tập tốt nhất. Giảng viên sẽ dựa có những phương pháp dạy và truyền tải nội dung phù hợp giúp nhóm đối tượng chủ động hơn trong việc học tập và hình thành được những phương pháp, tư duy mới để khắc phục những khó khăn mà bản thân đang gặp phải. 

Kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhóm sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng và toàn thể sinh viên khoa NN&VH Trung Quốc nói chung. 

Đồng thời, nhóm tác giả hy vọng những thông tin về các yếu tố ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên dân tộc thiểu số tại trường đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng học tập của sinh viên mà nhóm tác giả đề xuất sẽ góp phần là tài liệu tham khảo cho các khoa đào tạo, nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường và các cơ sở đào tạo tiếng Trung Quốc trên cả nước.