1. Nhu cầu thực tiễn
Theo như Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Lịch sử không chỉ là một khối kiến thức mà còn là nền tảng vững chắc định hình tư duy và phẩm chất của người Việt Nam. Để đối mặt với thách thức hiện nay, cụ thể là sự thiếu hứng thú và động lực của học sinh trong việc học môn Lịch sử, thì việc khảo sát và đưa ra những đề xuất là hết sức quan trọng.
Thực tế khảo sát đã chỉ ra rằng có một tỷ lệ đáng kể học sinh không thích và cảm thấy chán nản với môn học Lịch sử. Những con số này không chỉ là biểu hiện của một vấn đề đơn thuần về phương pháp giảng dạy, mà còn là thách thức đối với sự kế thừa truyền thống văn hóa, lịch sử và giáo dục của Việt Nam.
Hơn thế nữa, với sự hiểu biết về ngôn ngữ và văn hoá đa dạng của học sinh THCS Ngoại ngữ, đề tài này không chỉ là nỗ lực để cải thiện chất lượng giảng dạy mà còn là bước quan trọng để giữ gìn và phát triển lịch sử dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Học tốt môn Lịch sử không chỉ đóng góp vào việc hình thành nhân cách của học sinh mà còn là cơ hội để họ “hoà nhập” với thế giới mà không “hoà tan” bản sắc văn hóa của Việt Nam.
Nói cách khác, việc thực hiện đề tài này không chỉ là nhiệm vụ của một cơ sở giáo dục cụ thể mà còn là một đóng góp quan trọng vào sự hiểu biết và tự hào về lịch sử dân tộc, đồng thời mở ra những cơ hội giáo dục mới cho học sinh, đặc biệt là những người đã sớm tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hoá đa dạng.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Phân tích toàn diện các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan (trong nước/quốc tế), những vấn đề đã được giải quyết trong các nghiên cứu trước đây và từ đó chỉ ra được tại sao cần thực hiện nghiên cứu này). Lưu ý, danh mục các tài liệu tham khảo phải được trích dẫn rõ ràng.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về tình trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS, nhiều tác giả đã tập trung phân tích các vấn đề và thách thức mà môn này đang phải đối mặt. Dựa trên các tài liệu và công trình nghiên cứu, chúng ta có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu hiện tại và nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp tục đào sâu vào đề tài này.
– Sự bất cập và khó khăn trong quá trình dạy và học, đặc biệt là sự phân vân về việc tại sao thế hệ trẻ không thích học môn này.
– Thái độ của học sinh không chỉ phản ánh ở khía cạnh nhận thức mà còn liên quan đến cảm xúc và hành vi.
– Những thách thức lớn cần được giải quyết để cải thiện chất lượng giảng dạy và học. => Một số nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào phân tích chi tiết về phương pháp giảng dạy và nội dung chương trình, đồng thời chưa đưa ra giải pháp cụ thể và thực tế để giải quyết vấn đề thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh
Các công trình nghiên cứu chưa đặc biệt tập trung vào việc phân tích tình trạng học Lịch sử ở trường THCS Ngoại ngữ – Trường ĐHNN – ĐHQGHN nơi học sinh được tiếp xúc với sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ. Vì vậy việc thực hiện đề tài này là rất cần thiết cần thiết để xác định rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học môn Lịch
sử đặc biệt là đối với các bạn học sinh trường THCS Ngoại ngữ – Trường đại học Ngoại Ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội
Danh mục tài liệu tham khảo:
o Hà Thị Quỳnh Chi ( (2015), Thái độ học tập môn Lịch Sử của học sinh Trung học Phổ thông Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=13/30/9 4/&doc=133094686971485739541216349310604712246&bitsid=b9e1e32a-bafd 4dc0-9a44-4df1a4158579&uid=
o Nguyễn Văn Huệ. (2015). Thực trạng về việc dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở hiện nay, nguyên nhân và những kiến nghị, Tạp chí giáo dục số 353 (tr37-38). 6.3. Ý nghĩa khoa học
∙ Áp dụng cho đối tượng nghiên cứu đặc biệt
∙ Tạo nền tảng cho các nghiên cứu tương lai
∙ Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử
∙ Nghiên cứu sâu rộng về thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trường THCS Ngoại ngữ – Trường ĐHNN – ĐHQGHN