1. Cơ sở lí luận
Khái quát hoá các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Việc sử dụng và áp dụng các lý thuyết, học thuyết có liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và đánh giá quá trình học tập ngôn ngữ.
Nêu các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu. Đối tượng của nghiên cứu sẽ bao gồm học sinh thuộc phạm vi nghiên cứu. Đáp ứng đúng yêu cầu về độ tuổi, môi trường học tập,… thuộc phạm vi nghiên cứu. Việc hiểu rõ đặc điểm này sẽ giúp nghiên cứu tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh ở các đối tượng khác nhau. Khách thể nghiên cứu có thể bao gồm giáo viên, phụ huynh, chương trình giáo dục đang được áp dụng. Có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và đánh giá về hoạt động học tiếng Anh, từ đó đề xuất các phương pháp giáo dục hiệu quả hơn. Điều này đồng thời giúp nghiên cứu kết nối giữa lý thuyết và thực tế trong việc cải thiện chất lượng giáo dục tiếng Anh ở khu vực này.
2. Tổng hợp kết quả khảo sát
Sau khi thu thập kết quả từ việc khảo sát thông qua phiếu khảo sát trực tiếp và những câu hỏi dưới hình thức viết, tác giả tiến hành tổng hợp kết quả để phục vụ cho việc phân tích chi tiết và toàn diện. Tổng hợp kết quả từ mỗi câu hỏi trong khảo sát tạo ra cái nhìn tổng quan về ý kiến, quan điểm từ phía người tham gia nghiên cứu. Bằng cách tổ chức dữ liệu theo từng câu hỏi, có thể tập trung vào việc phân tích cụ thể từng khía cạnh của vấn đề, từ đó đưa ra những nhận định và kết luận.
3. Phân tích kết quả khảo sát
Sau khi tiến hành tổng hợp kết quả khảo sát, tiến hành phân tích chi tiết về biểu hiện của khó khăn; về mặt tâm lí phân tích qua ba khía cạnh chính bao gồm: nhận thức, thái độ, kĩ năng
Đầu tiên là trong khía cạnh nhận thức trong việc học tiếng Anh của học sinh bao gồm việc nhận biết mục tiêu cá nhân, cách tiếp nhận thông tin, các phương pháp học tập hiệu quả, và sự nhận thức về sự tiến bộ. Tiếp theo là về thái độ của học sinh trong quá trình học tiếng Anh và ảnh hưởng đến hoạt động học như thế nào. Thái độ không chỉ ảnh hưởng đến việc học sinh tiếp nhận kiến thức mà còn đối với cách học sinh khi phải đối diện với khó khăn về điều kiện kinh tế – xã hội và duy trì động lực trong quá trình học. Cuối cùng, khía cạnh hành vi thường thể hiện qua các dấu hiệu bên ngoài mà người khó khăn tâm lý thể hiện. Điều này có thể bao gồm sự thay đổi trong hành vi, như rút lui khỏi xã hội, tránh giao tiếp, hoặc thậm chí là việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, vận động. Cuối cùng là qua khía cạnh kĩ năng, nghiên cứu sẽ làm rõ học sinh có kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập, kĩ năng tự học,… hay không.
Từ việc phân tích chi tiết, có thể nhận thấy rằng Ba khía cạnh “thái độ”, “nhận thức” và “kỹ năng” trong quá trình học tập không chỉ độc lập mà còn có tác động lẫn nhau, tạo thành một “vòng lặp” ảnh hưởng đến sự phát triển và thành công của học sinh.
Ngoài khó khăn về mặt tâm lí, phân tích những khó khăn về điều kiện khách quan trong đó có điều kiện kinh tế – xã hội,… những khó khăn này ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và gây khó khăn trong việc trau dồi kĩ năng của học sinh.
4. Đề xuất giải pháp
Sau khi phân tích các khó khăn còn tồn tại của đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu, tiến hành đề xuất một số giải pháp tập trung để giải quyết những vấn đề này. Chủ yếu là dựa vào những khó khăn còn tồn tại đã nêu ra, sau đó đưa ra từng giải pháp khắc phục những khó khăn đó