Bổ ngữ xu hướng kép “qilai” là một điểm ngữ pháp khó trong ngữ pháp tiếng Trung hiện đại, đặc biệt là đối với sinh viên Việt Nam đang học ngữ pháp tiếng Trung. Sự phức tạp trong cách sử dụng và cấu trúc của “qilai” dẫn đến hiện tượng sinh viên Việt Nam hiếm khi sử dụng bổ ngữ xu hướng kép “qilai” trong giao tiếp. Ngoài ý nghĩa ban đầu, “qilai” còn có ý nghĩa mở rộng, điều này khiến cho sinh viên Việt Nam khó phân biệt cách dùng của “qilai” khi kết hợp với các động từ, ví dụ cụ thể như “xiangqilai” và “xiangchulai”. Khác biệt giữa chúng là “xiangqilai” biểu thị việc nghĩ về một điều đã có trong ký ức và thông qua hành động “xiang” làm nổi bật nó, trong khi “xiangchulai” biểu thị việc nghĩ ra một điều mới không có từ trước và thông qua “xiang” tạo ra điều mới đó. Ngoài ra, khi sử dụng bổ ngữ xu hướng kép “qilai”, thường xuyên xuất hiện các trường hợp vị trí của tân ngữ không cố định và vị trí của “le” có thể thay đổi, mỗi vị trí lại mang ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, điều này gây khó khăn cho sinh viên Việt Nam và dẫn đến các loại lỗi ngữ pháp khác nhau. Hơn nữa, trong tiếng Việt mặc dù không có khái niệm về bổ ngữ xu hướng kép, nhưng lại có các cách diễn đạt tương tự, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học “qilai” của sinh viên Việt Nam vì các cách diễn đạt tương tự trong tiếng Việt không phức tạp như các quy tắc sử dụng của “qilai” trong tiếng Trung, vì vậy sinh viên dễ bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ mẹ đẻ và dẫn đến các loại lỗi sai khác nhau. Vì các lý do trên, tôi quyết định chọn phân tích khảo sát các loại lỗi sai trong việc sử dụng bổ ngữ xu hướng kép “qilai” của sinh viên Khoa Tiếng Trung của Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.