Đạo hiếu trong xã hội Việt Nam hiện nay

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Nhu cầu thực tiễn
Trải qua hàng nghìn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc Việt Nam đã xây dựng
và hun đúc lên biết bao nhiêu truyền thống tốt đẹp. Các giá trị đó đã làm lên cốt cách và bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nền móng, sức mạnh nội sinh để dân tộc Việt Nam trải qua những khó khăn, thử thách, xây dựng một đất nước độc lập, tự do, ngày càng giàu đẹp như bây giờ. Trong đó có truyền thống Hiếu Đạo- một giá trị đạo đức cốt lõi , từ cổ chí kim đã làm rung động các bậc văn nhân, thi sĩ. “Hiếu Đạo” cũng là một phần quan trọng đối với bản thân mỗi người và yêu cầu bản thân mỗi người đều phải có. Cũng bởi lẽ đó mà mỗi chúng ta, mỗi con người Việt Nam cần phải ghi nhớ và phát huy truyền thống Hiếu Đạo.
Trong xã hội Việt Nam, từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, hiếu luôn
được coi là “nết đầu trong trăm nết”, là nét đẹp nhân bản, là giá trị hàng đầu của đạo làm người. Hiếu được người Việt Nam đặc biệt coi trọng, nâng lên thành một đạo – đạo hiếu, đạo làm con. Đạo hiếu không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, một truyền thống quý báu được mọi người trân trọng và gìn giữ mà trở thành nguyên tắc hành động, ứng xử của con cái đối với cha mẹ. Người Việt Nam khi nói đến đạo hiếu, liền nghĩ ngay đến việc “thờ mẹ, kính cha”, chăm sóc phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống, tang ma, thờ cúng, chăm sóc mộ phần chu đáo khi cha mẹ qua đời. Thực hiện đạo hiếu trở thành “khuôn vàng, thước ngọc” để mỗi người căn cứ vào đó tự hoàn thiện đạo đức cá nhân, xây dựng đạo đức gia đình và củng cố đạo đức xã hội.
Truyền thống hiếu hạnh, biết ơn cha mẹ, ông bà và người có công lao đối với quê
hương, đất nước đã có từ rất lâu đời, được duy trì từ đời này qua đời khác ở Việt Nam, trở thành một đạo lý sống của người Việt Nam. Đó là đạo Hiếu. Đạo Hiếu ở Việt Nam được xem là một di sản quý báu, một chất liệu sống tốt đẹp được dân tộc ta yêu chuộng và giữ gìn. Tuy nhiên, sự biến đổi của đời sống xã hội hiện nay đang kéo theo nhiều biến đổi về gia đình và đạo đức gia đình, trong đó có đạo Hiếu. Đạo Hiếu trong gia đình truyền thống hay gia đình hạt nhân hiện nay có những biểu hiện lệch lạc đáng báo động.
Hiện tượng con cái bỏ mặc không quan tâm tới cha mẹ lúc già cả, đùn đẩy trách nhiệm không chăm sóc lúc ốm đau, thậm chí cãi lại, chửi bới, hành hạ cha mẹ khá phổ biến.
Tình hình đó khiến các bậc cha mẹ, các nhà quản lý giáo dục và cả xã hội không thể làm ngơ. Chính từ những biến đổi trên, việc phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân về sự biến đổi của Đạo hiếu giúp chúng ta tuyên truyền phát huy và gìn giữ truyền thống tốt đẹp. Và đây cũng là lý do mà chúng em lựa chọn đề tài: “ Đạo hiếu trong xã hội Việt Nam ngày nay ”.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Giữa muôn vàn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, chữ “Hiếu’’
luôn luôn giữ một vị trí quan trọng và cần phát huy mạnh mẽ và duy trì lâu dài nhất. Tuy nhiên, qua từng thời kỳ Đạo Hiếu cũng dần dần thay đổi, sự biến đổi rõ rệt nhất là khoảng thời gian chuyển đổi giữa 2 chế độ nhà nước từ xã hội phong kiến sang xã hội chủ nghĩa, xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế, trong giới học thuật Việt Nam, ngày càng có nhiều bài nghiên cứu liên quan đến chủ đề Hiếu Đạo, tuy nhiên các nghiên cứu này tập chung chủ yếu nói về các cơ sở ,vai trò, đặc điểm và biểu hiện của Đạo Hiếu trong những lĩnh vực cụ cụ thể như lễ Vu Lan hay đạo Phật…. Ngoài ra, những bài viết và luận văn này chỉ nghiên cứu Đạo Hiếu trên những mốc thời điểm nhất định: như bài báo được đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam năm 2014 với tiêu đề “ĐẠO HIẾU TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY” của tác giả Hoàng Thúc Lân chỉ tập trung vào thời điểm hiện nay trong bối bối cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, chứ không có những so sánh cơ bản với đạo hiếu trong các thời kì trước, hay như bài đăng “CHỮ HIẾU THỜI XƯA VÀ NAY “ ( Tác giả : Linh vũ ) có đã đề cập đến đạo hiếu 2 ở nhiều thời điểm khác nhau nhưng bài viết khá ngắn gọn, cô đọng, súc tích, khiến người đọc chưa hình dung rõ ràng hết được những khía cạnh cũng như tính chất biểu hiện của Đạo Hiếu ở các thời kì. Ngoài ra, còn các ví dụ như :
● Luận văn thạc sĩ “ĐẠO HIẾU TRONG LỄ VU LAN CỦA PHẬT GIÁO” của tác
giả Nguyễn Thị Phương Hà. Bài viết đưa ra khái quát những quan điểm về Đạo
hiếu trong Nho giáo, Phật giáo và trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Tập trung
phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống đạo đức của xã hội Việt nam

truyền thống, lấy lễ Vu Lan làm biểu hiện . Qua đó đưa ra những giá trị của Phật
giáo trong việc xây dựng đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay.
● Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(83) – 2014 “ĐẠO HIẾU TRONG GIA
ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY” – Hoàng Thúc Lân. Bài viết có những khái niệm
luận giải chữ Hiếu. Tác giả nhận định trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đạo
hiếu đang có nguy cơ bị xói mòn. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường giáo dục đạo
đức nói chung và giáo dục đạo hiếu nói riêng cho mọi người, trước hết cho thanh
thiếu niên.
● Luận văn thạc sĩ “CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
CỦA NÓ” LÊ THỊ MINH PHƯƠNG (2016) tài liệu này cung cấp thêm cái
nhìn sâu hơn của chữ Hiếu trong Đạo phật và những biểu hiện cụ thể của đạo
hiếu dưới góc độ là một Phật Gia ,là một người theo Đạo phật và sống trong
thời hiện đại phát triển theo hướng kinh tế thị trường , báo hiếu cha mẹ là lúc
con sống: giúp cha mẹ sống 1 đời thánh thiện, an chay ,niệm Phật ,làm
lành,lánh dữ, lúc cha mẹ mất giúp cha mẹ được giải thoát, lo ma chay thì đó
gọi là Hiếu Đạo.
● “CHỮ HIẾU THỜI XƯA VÀ NAY “ ( Tác giả : Linh vũ ). Bài viết chủ yếu đề
cập đến nghĩa vụ hiếu thảo trong thời đại ngày nay, những mặt tích cực và tiêu
cực cùng nguyên dẫn đến sự tiêu cực đó nhưng còn hơi sơ sài và phân tích chưa
cụ thể. Hơn nữa, bài viết cũng không phân tích chữ hiếu thời đại trước được thể
hiện như thế nào, mà chủ yếu tập trung vào thời đại hiện nay.
Các tài liệu này đã đưa ra đầy đủ các khía cạnh khác nhau liên quan đến tổng quan về Đạo Hiếu , chẳng hạn như biểu hiện của Đạo Hiếu trong xã hội hiện đại ngày nay dưới góc độ tích cực và tiêu cực như thế nào. Vì vậy, giá trị ứng dụng rất cao và đóng vai trò quan trọng vai trò quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi, đóng một vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, nghiên cứu về Đạo hiếu trong xã hội ngày xưa còn hạn chế, thiếu tính liên kết các dữ kiện với nhau . Theo thông tin chúng tôi tìm được thì chỉ có:
● Bài báo “ CHỮ HIẾU TRONG TRUYỆN KIỀU”:Bài viết tập trung sâu phân tích
rõ Lòng hiếu thảo của Kiều qua hành động bán mình cứu cha không phải là một
tình cảm bất chợt, bộc phát trước cảnh tan cửa nát nhà mà là một tình cảm sâu nặng trong trái tim đa cảm của nàng. Tác giả phân tích qua nhiều câu thơ và dưới
góc nhìn của Phật giáo
● Bài Báo “TƯ TƯỞNG NHO GIÁO CỦA NHÂN VẬT KIỀU VÀ MÀU SẮC NHO GIÁO TRONG TRUYỆN KIỀU ” của GS.TS Ahn Kyong Hwan (Chủ tịch Hội Việt Nam học Hàn Quốc, GS giảng dạy tại Trường Đại học Chosun -Hàn Quốc)。 Bài
báo tập trung nói về màu sắc của Nho giáo thể hiện trong truyện Kiều và phân tích
tư tưởng Trung.Tác giả đã phân tích bối cảnh Nho giáo trong truyện Kiều thông
qua chế độ khoa cử.Và ta có thể nói rằng, chế độ khoa cử và sự hiển đạt khoa hoạn
của các nhân vật nho sĩ trong Truyện Kiều là những khía cạnh quan trọng tạo nên
bối cảnh Nho giáo của tác phẩm. Tiếp theo tác giả phân tích tư tưởng trung hiếu
thông qua nhân vật Kiều, cụ thể là hành động nàng bán mình chuộc cha.

Dựa trên các tài liệu đã tìm kiếm và thu thập, chúng tôi thấy rằng tài liệu liên quan
đến Đạo hiếu và biểu hiện của Đạo hiếu trong trong xã hội Việt Nam thời phong kiến còn tương đối hạn chế, việc tìm tài liệu cũng rất khó khăn, vì đa số các tài liệu nhóm cần đều nếu liên quan đến bối cảnh xã hội thực tế thời xưa thì không còn toàn vẹn do thời gian quá lâu hoặc tài liệu thuộc bảo mật quốc gia, không được lưu truyền rộng rãi, gặp khó khăn trong quá trình thu thập, hoặc nếu là những tài liệu liên quan đến văn học thì lại không thể hiện được hết những khía cạnh mà nhóm muốn khai thác để nghiên cứu. Còn các tài liệu liên quan đến Đạo Hiếu trong xã hội ngày nay đã có nhiều hơn và dễ tiếp cận hơn, song trên một vài phương diện, giá trị vẫn còn tồn đọng một số vấn đề và cần phải tiếp tục nghiên cứu chi tiết . Ví dụ như về vấn đề nối dõi tông đường, cách thức chăm sóc cha mẹ hay nạn bạo hành cha mẹ trong xã hội ngày nay. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đạo hiếu trong xã hội Việt Nam hiện nay ” làm chủ đề nghiên cứu. Với mục đích nhận thấy được sự biến đổi của Đạo Hiếu trong xã hội ngày nay, nhận thấy được những giá trị còn được lưu truyền và những giá trị đã bị diễn biến, cũng như hình dung được bức tranh Đạo Hiếu được phản ánh rõ rệt trong xã hội ngày nay như thế nào . Từ đó
nhằm tuyên truyền mọi người lưu giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta – Truyền thống Hiếu Đạo.
3. Ý nghĩa khoa học
Bài nghiên cứu chỉ ra một cách rõ ràng được những giá trị bảo lưu và những giá trị
diễn biến của Đạo Hiếu trong xã hội Việt nam ngày nay thông qua các phương diện: chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ , nối dõi tông đường ,sự tôn kính vâng lời cha mẹ , yêu thương anh chị em trong gia đình, chuyện thờ cúng tang lễ . Từ đó chúng ta thấy được một cách chân thực hơn về Đạo Hiếu trong xã hội Việt Nam thời nay .