Các phương pháp thúc đẩy động lực học tập được giáo viên áp dụng trong bối cảnh học Online

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Giảng viên là người đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao động lực học của các sinh viên, đặc biệt là trong bối cảnh lớp học trực tuyến. Do đó, điều quan trọng là giáo viên phải có các chiến lược tạo động lực để nuôi dưỡng động lực của người học giúp sinh viên thích ứng với các tình huống dạy và học khác nhau. Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích các chiến lược tạo động lực mà giáo viên tiến hành để duy trì động lực của sinh viên trong bối cảnh học trực tuyến. Hơn nữa, nó sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết cho các nhà giáo dục về kiến ​​thức thực tế để nâng cao động lực học cho sinh viên. Tóm lại, việc tạo động lực học tập cho các học sinh, sinh viên để có thể đạt được những kỳ vọng cao nhất trong tất cả các kỳ thi là một trong những vấn đề thiết yếu nhất trong thời kỳ lớp học trực tuyến. Xác định được động cơ càng sớm thì sinh viên càng cố gắng học tập hiệu quả. Từ tất cả những lý do đã nêu, nhóm nghiên cứu mong muốn thực hiện một nghiên cứu về “Nghiên cứu các phương pháp thúc đẩy động lực học trực tuyến của sinh viên khoa Sư phạm tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội trong bối cảnh lớp học trực tuyến”. Đây có thể là cơ sở quan trọng cho các giảng viên trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội trong việc khơi dậy động lực học tập của sinh viên khoa Sư phạm Tiếng Anh nhằm nâng cao động lực học tập để đạt kết quả cao nhất trong các kỳ thi.

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đi sâu khai thác về đề tài: “Nghiên cứu các phương pháp thúc đẩy động lực học trực tiếp của sinh viên trong bối cảnh lớp học trực tuyến”. Chính vì vậy, nhóm muốn khám phá xem nếu trong bối cảnh học và giảng dạy online thì việc tạo động lực có gì khác. Nghiên cứu của chúng tôi được cho rằng sẽ mang lại cái nhìn chi tiết hơn về quan điểm của cả giảng viên và sinh viên về các phương pháp thúc đẩy động lực học được sử dụng trong các lớp học trực tuyến để từ đó tìm ra những điểm bất đối xứng giữa hai đối tượng trên. Hơn thế nữa, nghiên cứu này cũng nhằm mục đích trở thành một hướng dẫn tham khảo để giáo viên có thể hiểu các vấn đề của người học và giúp họ tạo ra nhiều động lực hơn, đặc biệt là trong bối cảnh lớp học trực tuyến. Các nghiên cứu đi trước đã cho thấy sự hiệu quả của các phương pháp thúc đẩy động lực học của người học dễ bị xao nhãng và mất tập trung khi học trực tuyến (Ali Erarslan & Meral Şeker, 2021) Alrabai (2011). Kết quả cho thấy năm chiến lược lớn đang nổi lên bao gồm hành vi phù hợp của giáo viên, xây dựng lòng tự tin, tăng mức độ hài lòng của người học, tăng kỳ vọng thành công của người học và trình bày nhiệm vụ theo cách có động lực; việc thúc đẩy quyền tự chủ của người học ít được sử dụng nhất. Một nghiên cứu khác kiểm tra quan điểm của giáo viên về các chiến lược tạo động lực được thực hiện bởi Guilloteaux (2013). Những người tham gia nghiên cứu này là giáo viên EFL ở các trường trung học của Hàn Quốc. Một lần nữa, chiến lược mở rộng xếp hạng cao nhất về tầm quan trọng liên quan đến hành vi của giáo viên, và chiến lược cuối cùng là khuyến khích học tập tự chủ.

Các kết quả nghiên cứu sẽ xác định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học trực tuyến của sinh viên, đề xuất một số giải pháp, tổ chức thực nghiệm kiểm chứng hiệu quả việc tác động các biện pháp này tới động lực học của sinh viên trong bối cảnh học tập trực tuyến.

Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ và đưa ra những lý luận, giải pháp thực tiễn đồng thời đề ra một chiến lược dài hạn cho sinh viên ngành ngôn ngữ khi ứng dụng vào một vấn đề cụ thể: Nghề nghiệp quốc tế của sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh trong lớp học trực tuyến. Nghiên cứu vận dụng những kiến thức của ngành công tác xã hội, hệ thống các lý thuyết, các phương pháp, các kỹ năng và mô hình để tìm hiểu và nghiên cứu.