Bộ trò chơi đa ngôn ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm hỗ trợ chương trình giáo dục địa phương

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Về tính cấp thiết của dự án:

  • Thứ nhất, dự án tạo ra bộ trò chơi là sản phẩm hỗ trợ cho chương trình giáo dục địa phương. Đây là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018[CV Số 1106/BGDĐT-GDTrH]. Bộ trò chơi là công cụ hỗ trợ đắc lực trong chiến lược đổi mới giáo dục nước nhà, góp phần phát triển năng lực người học, nâng cao hiểu biết về kiến thức địa phương của Nghệ An nói riêng, của các tỉnh thành phố, và cả nước nói chung. Trong khi đó, tài liệu giáo dục địa phương còn đang trong quá trình hoàn thiện, nguồn tài liệu bổ trợ rất ít (hiện nay mới chỉ có lớp 1,2, và lớp 6 đang được học)
  • Thứ hai, dự án đặc biệt chú ý tới đối tượng học sinh đồng bào con em dân tộc thiểu số, giúp các em tiếp thu kiến thức, định hướng nghề nghiệp sau này. Đa phần đồng bào dân tộc thiểu số thường cư trú ở miền núi cao, khu vực biên giới. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Học sinh thường khó tiếp cận với các nguồn tri thức hơn so với nơi khác.
    Ngoài ra, trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều giá trị truyền thống cũng bị mai một (như chữ viết, trang phục, phong tục tập quán tốt đẹp…). Chính vì vậy, dự án ra đời còn nhằm mục đích góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số như sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của các dân tộc thiểu số vào trong từng bộ trò chơi. Qua đó, giúp học sinh thay đổi nhận thức và có ý thức vươn lên xây dựng bản làng mình giàu đẹp hơn.
  • Thứ ba, dự án tạo ra sản phẩm hoàn toàn dễ sử dụng và thích hợp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay khi học sinh có thể tự học tại nhà.
    Về tính sáng tạo của công nghệ:
  • Trên thị trường không có mô hình tương tự nào được bày bán, một số nhà sách tại Nghệ An như: nhà sách Giáo dục, nhà sách Yến Công, nhà xuất bản Kim Đồng,… hay một số trang bán sách online uy tín: Tiki, Vinabook,các trang web bán hàng như shopee, Lazada…nhóm khảo sát có tìm thấy các tấm ghép hình tương tự cho bé, tuy nhiên các sản phẩm này không có tờ hướng dẫn và bổ trợ thông tin đi kèm, các hình ảnh trên tấm ghép không có nhiều ý nghĩa về giáo dục. Hiện dự án đã có sản phẩm thử nghiệm và đang triển khai.
    Kết luận: Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và học hỏi, nâng cao vốn hiểu biết của các bạn học sinh (đặc biệt đối tượng học sinh dân tộc thiểu số) về mảnh đất và con người Nghệ An, tôi đã lên ý tưởng nghiên cứu và lựa chọn đề tài với phương châm vừa học vừa chơi “Bộ trò chơi đa ngôn ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm hỗ trợ chương trình giáo dục địa phương.” – sản phẩm hứa hẹn sẽ là giải pháp hiệu quả.

Sản phẩm giải quyết nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa đời sống địa phương. Trong khi các mặt hàng được bày bán tràn lan trên thị trường tiêu thụ không hướng tới mục tiêu giáo dục thì dự án đã triển khai rõ ràng và chi tiết toàn bộ kiến thức quê hương Nghệ An, chuyển hóa thành bộ trò chơi. Trong thời gian sắp tới, dự án còn mở rộng ra các chủ đề ở nhiều tình, thành khác nhau và trên cả nước.

  • Về nội dung: Sản phẩm là sự kết hợp nhiều liên ngành kiến thức: công nghệ, lịch sử, địa lí bổ ích… Nội dung phong phú về cả tự nhiên và con người, của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và Nghệ An nói chung.
  • Về hình thức: Đẹp mắt, dễ tiếp cận, thiết kế trên các phần mềm như Powerpoint, word,.. Bộ thông tin có rất nhiều trò chơi như ô chữ, đố vui, cuộc đua kì thú, hỏi nhanh, đoán từ… nhàm tăng sự tương tác giữa người chơi với nhau, kiểm tra kiến thức người chơi về địa phương của mình. Ngoài ra, bột hông tin còn đặt ra nhiều vấn đề nổi bật của địa phương đòi hỏi người chơi cùng thảo luận, suy ngẫm để giải quyết.
    Chính vì vây, nó không chỉ là bộ trò chơi ghép hình đơn giản, đây thực sự là nguồn tài liệu bổ trợ để người chơi tìm hiểu địa phương cũng như phát triển các kĩ năng về tư duy, phát triển năng lực (năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học). Các kĩ năng và năng lực này cũng là những tiêu chí quan trọng trong mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.