Ảnh hưởng của tư tưởng “ngoại vương nội đế” đến việc đặt tên các cung điện thời phong kiến của Việt Nam (So sánh với các cung điện thời phong kiến Trung Quốc)

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Nhu cầu thực tiễn
Hiện nay, thông qua những bộ phim cổ trang, cung đấu nổi tiếng ví dụ
như Chân Hoàn Truyện, Như Ý Truyện,v.v đã quảng bá rất tốt về văn hoá đất
nước mình. Theo lẽ đó, giới trẻ, đặc biệt là ở Việt Nam ngày càng biết nhiều hơn
về những cung điện của Trung Quốc từng xuất hiện trong phim, ví dụ như Dưỡng
Tâm Điện, Diên Hi Cung, Cảnh Nhân Cung,Trữ Tú Cung,…
Tuy vậy, khá ít người biết rằng Việt Nam cũng có những cung điện có tên
như vậy vào thời phong kiến. Điều này không chỉ đơn giản nói lên Việt Nam đã
nghiên cứu và tìm hiểu cách đặt tên cung điện của Trung Hoa, mà còn phản ánh
tư tưởng “Ngoại vương nội đế” trong quan hệ quốc tế. quan hệ ngoại giao với
Trung Quốc vào thời phong kiến. Đây là một tư tưởng xuyên suốt các chính sách
ngoại giao của Việt Nam trong các thời đại phong kiến từ thời nhà Lý đến thời
nhà Nguyễn và kéo dài tới hiện tại.
Vì vậy nhóm đã lựa chọn “Ảnh hưởng của tư tưởng “ngoại vương nội đế”
đến việc đặt tên các cung điện thời phong kiến của Việt Nam và Trung Quốc”
làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Với tên đề tài đã xác định rõ mục đích,
nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, nhóm sẽ sử dụng các biện pháp nghiên cứu khoa
học khác nhau như thu thập và phân tích dữ liệu,… để cố gắng đạt được mục tiêu
nghiên cứu.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan

  1. Nguyễn, T. B., Nguyễn, M. T. (2021), “Quan điểm về “Thiên mệnh” trong tư
    tưởng trị nước của Minh Mệnh”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, Học viện
    KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, ISSN 0866- 756X, (2/93), tr.3 – 11.
  2. Ngô, S. L., Cao, H. G., & Đào, D. A. (1972). Đại Việt sử ký toàn thư. Nhà
    xuất bản Khoa học xã hội.
  3. Võ, N. Đ. (2012). NGHỆ THUẬT TẠO DỰNG CÁC LỚP KHÔNG GIAN
    KIẾN TRÚC TRÊN TRỤC THẦN ĐẠO KINH THÀNH HUẾ. Hue University
    Journal of Science: Natural Science, 73(4).
  4. Hương, P. T. D. (2021). BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN
    BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU
    LỊCH ở HOÀNG THÀNH HUẾ. Hue University Journal of Science: Economics
    and Development, 129(5C).
  5. Phạm, T. H., Nguyễn, H. K. (2007). MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN. Tạp chí
    Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 6, 12 – 16.
  6. Phan, H. M. H. (2018). Định chế phong vương ở Việt Nam thời quân chủ.
    Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội, luận án.
  7. Nguyễn, T. M. H. (2014). Vấn đề “sách phong” trong quan hệ bang giao giữa
    các triều đại Việt Nam và Trung Quốc.
  8. Phạm, T. K. (2016). Kể chuyện các sứ thần Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.
  9. Trịnh, K. M., Nguyễn, Đ. T. (2019). Thơ văn xướng họa giữa các sứ thần Việt Nam – Triều Tiên. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
  10. 阎崇年. (2013). 大故宫. 出版社: 长江文艺出版社.
  11. Trần, Đ. A. S. (2008). Huế- triều Nguyễn một cái nhìn. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
  12. Nguyễn, T. T., Phạm, V. T. & Nguyễn, K. O. (1996). Sứ thần Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.
  13. Yoshiharu Tsuboi (1987). Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa. Nhà xuất bản L’Harmattan.
  14. Lê, T. H. T. (2020). Hoạt động đi sứ và tiếp sứ trong quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc dưới triều Nguyễn (1802 – 1885). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 1(53)/2020: tr.111-118.
  15. Trần, N. T. (2012). Văn hóa ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Hoa thời kỳ Trung Đại – nhìn từ vấn đề “sách phong, triều cống”. Tạp chí phát triển KH&CN, số X1-2012, 56 – 68.

    3. Ý nghĩa khoa học
    Sự tương đồng giữa việc đặt tên các cung điện của Việt Nam và Trung Quốc là một vấn đề mà khá ít người biết tới, thậm chí còn có một số hiểu lầm cho rằng Việt Nam hoàn toàn học tập theo nước bạn, phủ nhận sức sáng tạo của ông cha ta. Nghiên cứu này thông qua phân tích và làm rõ ảnh hưởng của chính sách “ngoại Vương nội Đế” đến cách đặt tên các cung điện của Việt Nam đã thể hiện rõ tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc Việt Nam cùng đường lối ngoại giao linh hoạt với nước lớn Trung Hoa. Nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp phần làm rõ nét hơn mối liên hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử, cụ thể hơn chính là về phương diện văn hóa – lịch sử và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa cung đình của Việt Nam.