Nghiên cứu về mức độ nhận diện hiện tượng Giả tá của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại Ngữ – ĐHQGHN

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc, người Việt Nam tiếp xúc chủ yếu với 2 loại ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Anh. Hai loại ngôn ngữ đều được xếp vào hệ thống chữ la-tinh, có bảng chữ cái và cách đọc riêng cho từng chữ cái. Vậy nên khi người Việt tiếp xúc mới một ngôn ngữ mới như tiếng Trung – thuộc hệ thống chữ tượng hình thường gặp nhiều khó khăn trong học tập, đặc biệt là lý giải cấu tạo chữ Hán. Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về cấu tạo của chữ Hán, cụ thể là hệ thống Lục thư với 6 loại hình là tượng hình, hội ý, chỉ sự, giả tá, chuyển chú, hình thanh; tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa chuyên sâu vào một loại hình cụ thể trong đó. Đồng thời các khái niệm liên quan đến cấu tạo chữ Hán vẫn chưa phổ biến đối với người học tiếng Trung. Trải qua 2 năm học tiếng Trung, chúng tôi nhận thấy một hiện trạng rằng không ít người học trong cùng khoá vẫn chưa biết tới toàn bộ các khái niệm này, vốn chỉ rằng chữ Hán là chữ tượng hình, mô phỏng lại dựa trên những gì nhìn thấy. Khi nhận diện được và tìm hiểu về chữ Giả tá, chúng tôi mới có thêm cái nhìn mới mẻ và sâu sắc hơn về cấu tạo của chữ Hán. Vậy nên chúng tôi muốn thông qua nghiên cứu này, có thể mang kiến thức về cấu tạo chữ Hán nói chung (Lục thư) và loại hình Giả tá nói riêng tới cộng đồng người học tiếng Trung, giúp cho quá trình học tập chữ Hán không chỉ đơn thuần là nhớ các nét dựa vào học vẹt hay bộ thủ khô khan mà người học có thể sớm làm quen với chữ Hán theo cách mới mẻ, thú vị hơn; đồng thời người học có thể hiểu hơn về văn hoá dân tộc Trung Hoa thông qua những ký tự chữ.