Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong việc phát triển các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên khoa pháp – đhnn -đhqghn( phân tích trường hợp của cuộc thi « Aimer pour guider » của câu lạc bộ du lịch pháp ngữ của khoa pháp – đhnn – đhqghn )

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Nhu cầu thực tiễn 

Đề tài nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trong việc phát triển các  kỹ năng chuyên môn cho sinh viên ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, đặc biệt trong  bối cảnh ngành du lịch ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế. Cuộc thi “Aimer pour  guider”, một mô phỏng của vai trò hướng dẫn viên du lịch, mang lại cơ hội quý giá  cho sinh viên trải nghiệm và rèn luyện các kỹ năng để chuẩn bị cho con đường sự  nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả của cuộc thi này và nâng cao  năng lực chuyên môn cho sinh viên, cần phải có một nghiên cứu cụ thể nhằm đánh giá  và phân tích những khó khăn, thách thức cũng như những thành tựu mà sinh viên đạt  được qua quá trình tham gia. 

2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan

Ở phạm vi quốc tế, các công trình nghiên cứu của Smith và cộng sự (2017) cũng  chỉ ra rằng các hoạt động mô phỏng nghề nghiệp là một phương pháp hiệu quả để nâng  cao kỹ năng thực hành cho sinh viên. Tại Việt Nam, một trong những quan điểm đổi  mới giáo dục và đào tạo được đặt ra trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa 11  (2013) nhấn mạnh việc dạy học, tư duy phê phán, tự học và cập nhật kiến thức, kỹ  năng. Hoạt động trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong giáo dục và sư phạm bằng  cách cung cấp cho người học những trải nghiệm trực tiếp, thực tế, tạo điều kiện thuận  lợi cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nó tập trung vào trải nghiệm cá  nhân của người học, do đó thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn và lâu dài hơn. Mục tiêu  của hoạt động trải nghiệm được xác định: “Học sinh có hứng thú với nghề nghiệp và  quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai; họ cũng có kế hoạch đào tạo để đáp ứng  yêu cầu chuyên môn. » (Sở Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr.5). Tuy nhiên, các nghiên  cứu này chủ yếu tập trung vào các hoạt động ngoại khóa nói chung mà chưa đi sâu vào  phân tích các hoạt động cụ thể liên quan đến ngành du lịch trong nước. Do đó, nghiên  cứu này không chỉ kế thừa các thành tựu của những công trình trước đây mà còn đóng  góp mới mẻ khi tập trung phân tích cuộc thi này trong bối cảnh đào tạo tại Việt Nam,  từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. 

Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn về vai trò của các hoạt động  mô phỏng cuộc thi hướng dẫn viên du lịch trong việc phát triển kỹ năng chuyên môn  đồng thời đánh giá các khó khăn mà sinh viên gặp phải khi tham gia các hoạt động  này và đưa ra đề xuất cải thiện. Bên cạnh đó, Nó bổ sung vào khoảng trống trong  nghiên cứu hiện tại về các hoạt động trải nghiệm trong phát triển kỹ năng chuyên môn cho sinh viên ngành du lịch. 

3. Ý nghĩa khoa học 

Nghiên cứu này đóng góp vào lĩnh vực khoa học giáo dục thông qua việc đánh  giá toàn diện hiệu quả của cuộc thi “Aimer pour guider” trong việc phát triển các kỹ  năng chuyên môn cho sinh viên ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp. Nghiên cứu kết hợp  phương pháp phân tích định lượng và định tính để đánh giá tác động của một hoạt động  mô phỏng nghề nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp cải tiến cụ thể nhằm tối ưu hóa  quá trình đào tạo. Tính mới và tiên tiến của nghiên cứu này nằm ở chỗ nó cung cấp  những dữ liệu thực nghiệm về hiệu quả của mô hình học tập qua trải nghiệm trong bối  cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam.