1. Nhu cầu thực tiễn
Câu mệnh lệnh được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Dù trong bối cảnh gia đình, nghề nghiệp hay giáo dục, Chúng tôi chọn nghiên cứu các câu mệnh lệnh vì trong quá trình giao tiếp chúng tôi nhận thấy có thể diễn đạt mệnh lệnh bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt hơn, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm khác biệt khi biểu đạt mệnh lệnh trong tiếng Pháp và tiếng Việt. Tiếng Pháp là một ngôn ngữ biến tố và tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập. Các phương tiện được sử dụng để biểu đạt mệnh lệnh có thể khác nhau đáng kể từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Các tài liệu tham khảo được sử dụng trong dự án này chủ yếu sẽ liên quan đến cấu trúc hành vi ngôn từ chỉ mệnh lệnh: khái niệm hành động ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp, các phương thức biểu đạt câu mệnh lệnh của tiếng Pháp và tiếng Việt.
Để phục vụ cho bài nghiên cứu này chúng tôi đã tham khảo lý thuyết về hành động ngôn ngữ của John Langshaw Austin và John Rogers Searle, hai nhà triết học nổi tiếng với lý thuyết về hành động ngôn ngữ. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng thêm các công trình về ngữ pháp liên quan đến thức mệnh lệnh để có cơ sở đối chiếu và hoàn thiện bài cáo.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Ambroise, B. (2022). L’ordre comme acte de parole : perspectives et débats pragmatiques à propos des critères de l’ordre. Openedition Journals.
2. Austin, J. L. (1962). How to do things with words. Oxford University Press. 3. Ban, D.Q. (2005). Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Giáo dục.
4. Brown, P., & Levinson, S. C. (1987). Politeness: Some universals in language usage. Cambridge University Press.
5. Marc Levy (2017). La dernière des
6. Stanfield. Éditions Robert Laffont, S.A., Paris.
7. Marina, S. (1983). Actes de langage et acte d’énonciation. 8. Nhiều tác giả (2013). Giải thích ngữ pháp tiếng Pháp. NXB Đà Nẵng
9. Thang, L.T (2008). Ngữ pháp tiếng Việt: Những vấn đề lí luận. NXB Khoa học xã hội Việt Nam.
10.Hung, N.T. (2009). Cú pháp học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Kerbrat-Orecchioni, C. (1990, 1992, 1994). Les interactions verbales, vol. I-II-III. Paris: A. Colin.
12.Kerbrat-Orecchioni, C. (2001). Les actes de langage. Paris (Nathan).
13.Khuê, N.T. (2007). Động từ tiếng Pháp: Ý nghĩa và cách sử dụng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14.Trung, N.L. (2006). Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu Việt – Pháp. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
15.Tuoi, N.T. (2017). Cô gái cuối cùng của dòng họ Stanfield. NXB Lao Động và Nhã Nam.
16.Searle, J. R. (1969). Speech Acts: An Essay in the Philosophy of Language. Cambridge University Press.
17.Searle, J. R. (1982). Sens et expression. Revue québécoise de linguistique.
3. Ý nghĩa khoa học
Câu mệnh lệnh là loại câu được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ đều có những cấu trúc và phương thức biểu đạt khác nhau. Đề tài này đóng góp vào lĩnh vực ngôn ngữ học đối chiếu, đặc biệt là so sánh và phân tích các phương thức biểu đạt mệnh lệnh giữa hai ngôn ngữ có cấu trúc và hệ thống ngữ pháp khác biệt như tiếng Pháp và tiếng Việt. Thông qua việc nghiên cứu cách diễn đạt mệnh lệnh, đề tài giúp làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong cách thức truyền đạt mệnh lệnh thức giữa hai ngôn ngữ này.