Nghiên cứu về động lực học tiếng Pháp vì mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên năm 4 khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Nhu cầu thực tiễn
Đề tài “Nghiên cứu về động lực học tiếng Pháp vì mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên năm 4 khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp” có tính cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0. Tiếng Pháp, là một trong những ngôn ngữ chính của các tập đoàn và tổ chức quốc tế lớn mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho sinh viên khi bước vào thị trường lao động. Việc thành thạo tiếng Pháp giúp sinh viên tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp đa dạng, từ các công ty đa quốc gia đến các tổ chức pháp lý quốc tế.
Hơn nữa, học tiếng Pháp không chỉ đơn thuần là việc nắm vững ngôn ngữ mà còn là quá trình khám phá sâu rộng về văn hóa Pháp, bao gồm thời trang, ẩm thực, nghệ thuật, kiến trúc và khoa học. Điều này mở rộng tầm nhìn và khả năng giao tiếp quốc tế của sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong môi trường làm việc đa văn hóa.
Nghiên cứu về động lực học tiếng Pháp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu rõ các yếu tố thúc đẩy sinh viên học ngôn ngữ này, bao gồm kinh nghiệm học tập trước đây, sự đam mê và cơ hội nghề nghiệp. Động lực học tập là yếu tố then chốt giúp sinh viên duy trì và phát triển khả năng ngôn ngữ, từ đó đạt được thành công trong sự nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nắm vững một ngôn ngữ thứ hai như tiếng Pháp càng trở nên quan trọng. Điều này không chỉ giúp sinh viên tiếp cận thông tin và công nghệ mới một cách nhanh chóng mà còn mở ra nhiều cơ hội làm việc ngay khi vừa mới tốt nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài này sẽ nghiên cứu và xác định các yếu tố động lực học tiếng Pháp của sinh viên năm 4, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả học tập và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai của họ. Nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa học thuật mà còn mang tính ứng dụng, đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại mới.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Gardner, R. C., & Lambert, W. E. (1972). Attitudes and motivation in second-language learning. Rowley, MA: Newbury House Publishers.
Gardner, R. C. (1985). Social Psychology and Second Language Learning: The Role of Attitudes and Motivation. London: Edward Arnold.
Arvidsson, K., & Lundell, F. F. (2019). Motivation pour apprendre le français chez les étudiants universitaires suédois-une étude de méthodes mixtes. Synergies Pays Scandinaves.
Vianin, P. (2006). La motivation scolaire: comment susciter le désir
d’apprendre? De Boeck & Larcier, Bruxelles.
Viau, R. (1996). La motivation. Condition essentielle de réussite. Sciences
Humaines, hors série, 12, 44-46.
Rocher Hahlin, C. (2014). Motivation pour apprendre une langue étrangère–unequestion de visualisation: Les effets de trois activités en cours de français sur la motivation d’élèves suédois (Doctoral dissertation, Lunds universitet).
Csizér, K., & Dörnyei, Z. (2005). The internal structure of language learning motivation and its relationship with language choice and learning effort. The modern language journal.
Csizér, K., & Dörnyei, Z. (2005). Language learners’ motivational profiles and their motivated learning behavior. Language learning.
3. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này là một nỗ lực quan trọng nhằm nhận diện và phân tích các yếu tố động lực thúc đẩy việc học tiếng Pháp vì mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên. Cung cấp dữ liệu về động lực học tiếng Pháp của sinh viên năm 4 khoa Pháp trường Đại Học Ngoại Ngữ – ĐHQGHN.
Góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về động lực học ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là trong bối cảnh tiếng Pháp.Bằng cách khám phá và đánh giá các yếu tố này, nghiên cứu sẽ đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ, cung cấp dữ liệu và kết luận có giá trị cho cộng đồng khoa học. Cung cấp các lý thuyết về các động lực học ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là tiếng Pháp, trong bối cảnh giáo dục đại học.