Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ giới trẻ của Nhật Bản và Việt Nam

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Tổng quan
1. Nhu cầu thực tiễn

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ trên toàn thế giới, sự
giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu
cầu giao tiếp mới. Sự bùng nổ của Internet đã làm cho ngôn ngữ giới trẻ (không phải
một hệ thống ngôn ngữ chính quy) phát triển và tác động mạnh mẽ đến giới trẻ hiện
nay, cụ thể hơn là các bạn sinh viên.
Là sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, trường Đại học Ngoại ngữ –
Đai học Quốc gia Hà Nội, tôi mong muốn nghiên cứu đối chiếu đặc điểm của ngôn ngữ
giới trẻ Việt Nam và Nhật Bản, mục đích để tìm hiểu cái hay cái đẹp, sự sáng tạo trong
cách diễn đạt của một bộ phận sinh viên ở cả hai ngôn ngữ.

2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Nhật Bản là một đất nước phát triển và có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.
Điều đó đã kéo theo sự tăng cao về nhu cầu nguồn nhân lực tiếng Nhật. Hơn nữa trong
những năm gần đây, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu không thể
bỏ qua của các công ty và chính phủ Nhật Bản. Trước tình hình đó, công tác giảng dạy,
học tập và nghiên cứu tiếng Nhật đã trở thành xu hướng rất phát triển tại Việt Nam nói
chung, và được đẩy mạnh và phát triển nhanh chóng tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa
Nhật Bản, trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN nói riêng. Trong quá trình học tiếng
Nhật, bên cạnh từ vựng và ngữ pháp là yếu tố vô cùng quan trọng, thì việc mở rộng
thêm cho sinh viên vốn từ mới gần gũi và được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng
ngày ở Nhật là một điều vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp các bạn sinh viên
gia tăng vốn từ vựng của bản thân mà còn giúp các bạn làm quen với một phần cách
sống và phương thức giao tiếp của bộ phận giới trẻ ở Nhật.
Đã có khá nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ giới trẻ tiếng Nhật trên toàn thế giới
như: 若者ことばの発生と定着について(Tạm dịch: Nghiên cứu về sự hình thành của
ngôn ngữ giới trẻ) phân tích sự khác biệt của ngôn ngữ xã hội, ngôn ngữ thịnh hành và
ngôn ngữ giới trẻ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành ngôn ngữ giới
trẻ ở Nhật của tác giả 桑本裕二 (Yuji Kuwamoto) (2002); 方韻 ( Trường Đại học Trung
Hoa Hồng Kông) với nghiên cứu 若者ことばにみる特徴的表現の一考察 (Tạm dịch:
Nghiên cứu các biểu hiện đặc trưng trong ngôn ngữ giới trẻ); hay nghiên cứu 若者こ
とばの通時研究のための連続テレビドラマのデータベース利用の有効性につ
いて (Tạm dịch: Hiệu quả sử dụng của cơ sở dữ liệu phìm truyền hình dài tập để nghiên
cứu ngôn ngữ giới trẻ) của tác giả 桑本裕二 (Yuji Kuwamoto).
Tại Việt Nam, nghiên cứu về ngôn ngữ giới trẻ là một đề tài nhận được nhiều sự
quan tâm và chú ý, có thể kể đến như: “Ngôn ngữ giới trẻ dùng trên các trang cá nhân
(Blogs)” của tác giả Đặng Đức Chính, Lại Hoài Châu (2014) được đăng trên Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN đề cập đến một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ được sử dụng
bởi thanh thiếu niên trên blog hoặc trò chuyện với nhau trên mạng Internet; tác giả Lê
Thị Thùy Linh (2021) – Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 bàn đến sự xuất hiện
của ngôn ngữ hot trend của giới trẻ trong bức tranh ngôn ngữ Việt với nghiên cứu “Về

một kiểu ngôn ngữ hot trend của giới trẻ hiện nay” được đăng trong Từ điển học và
Bách khoa thư; hay nghiên cứu “Ngữ pháp chức năng hệ thống và đánh giá ngôn ngữ
“phi chuẩn” của giới trẻ hiện nay theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống của
tác giả Nguyễn Văn Hiệp (2015) được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống.
Tuy nhiên có thể thấy, chưa thực sự có một bài nghiên cứu nào nghiên cứu chi
tiết về ngôn ngữ giới trẻ của Việt Nam và Nhật Bản, đối chiếu đặc điểm giữa 2 ngôn
ngữ. Chính vì vậy, tôi tiến hành bài nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý luận, kết quả của
những nghiên cứu trước đó nhằm làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên.

3. Ý nghĩa khoa học
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ trên toàn thế giới, sự
giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu
cầu giao tiếp mới. Vì thế ngay từ khi một quốc gia bắt đầu hội nhập và phát triển thì
ngôn ngữ cũng dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ, đặc biệt ngôn ngữ cả bộ phận
giới trẻ hiện nay đang thay đổi một cách nhanh chóng.
Nghiên cứu này sẽ đưa ra một xu hướng ngôn ngữ hiện nay góp phần khẳng định
bức trang đa dạng của ngôn ngữ ở Nhật Bản và Việt Nam, đồng thời chỉ ra những điểm
tương đồng và khác biệt khi so sánh đối chiếu ngôn ngữ giới trẻ Nhật Bản và Việt Nam.
Từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt.