So sánh đối chiếu nghệ thuật múa rối nước Việt Nam và nghệ thuật múa rối Bunraku Nhật Bản

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Tổng quan

1. Lý do chọn đề tài
Thế giới ngày nay đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ số, kéo
theo hàng loạt các tiện ích ra đời, giới trẻ cũng có nhiều hình thức giải trí hiện đại khác để lựa chọn
như mạng xã hội, game online, phim ảnh trực tuyến,…dẫn đến thực trạng đáng buồn là các hình thức
giải trí truyền thống dần bị lãng quên. Múa rối nước – môn nghệ thuật được hình thành và gắn bó với
biết bao thế hệ dân tộc Việt Nam ta cũng không là ngoại lệ. Theo luận án tiến sĩ “ Cơ sở hình thành và
giá trị văn hoá của múa rối nước Việt Nam” của bà Lê Thị Thu Hiền, có tới 80% thị phần người xem
múa rối nước là du khách nước ngoài và người Việt chỉ chiếm 20%. Vì vậy, để đưa văn hoá nghệ thuật
dân gian đặc sắc này đến gần giới trẻ, cũng như để giới trẻ có cái nhìn toàn cảnh, hiểu và trân trọng
hơn về môn nghệ thuật múa rối nước, chúng tôi quyết định nghiên cứu về đề tài này.
Căn cứ vào không gian biểu diễn, múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ
thuật múa rối cạn. Nghệ thuật múa rối nước gắn liền với nhân dân ta do mang đậm nét văn hóa truyền
thống của nền nông nghiệp lúa nước với sắc thái, tâm hồn người Việt.
Vùng Châu thổ sông Hồng – một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, giàu tài nguyên nước chính là điều kiện
để ông cha ta sản xuất, gắn kết cộng đồng, cùng nhau giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi,… Và
đây cũng chính là cơ sở để ông cha ta sáng tạo ra những nghệ thuật dân gian sâu sắc, gần gũi, mà
không thể không nhắc đến đó chính là nghệ thuật “Múa rối nước”. Song khi nhắc đến múa rối, nhiều
người thường nghĩ đến 1 loại hình nghệ thuật múa rối tương tự nổi tiếng của Nhật Bản, được gọi là
Bunraku (文楽). Một loại hình nghệ thuật tưởng chừng như chẳng có sự tương đồng nhưng lại khiến
người đọc bất ngờ trước những sự tương đồng sâu sắc với múa rối nước Việt Nam. Từ đây, chúng tôi
đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “SO SÁNH ĐỐI CHIẾU NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC
VIỆT NAM VÀ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI BUNRAKU NHẬT BẢN” để người đọc có cái nhìn sâu
sắc hơn về nghệ thuật múa rối của hai quốc gia, cũng như hiểu thêm về văn hoá của hai nước được
phản ánh thông qua hai loại hình nghệ thuật này.

2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Hiện nay có rất nhiều bài nghiên cứu về từng chủ đề riêng lẻ về đề tài Múa rối nước Việt Nam và Múa
rối Bunraku Nhật Bản. Về múa rối nước Việt Nam có: “Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam” (2012)
của tác giả Hoàng Chương (chủ biên) cùng các tác giả khác là Đoàn Thị Tình, Đặng Ánh Ngà, Phan
Thanh Liên có tại NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội; Nghệ thuật múa rối (2007) của Nguyễn Huy
Hồng tại NXB Sân khấu Hà Nội; Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình (1987) ) của Nguyễn Huy Hồng
tại Sở Văn hóa và Thông tin Thái Bình; Nghệ thuật múa rối nước (1976) của Tô Sanh (1976) tại NXB
Văn hoá,…; Về múa rối Bunraku của Nhật Bản có 文楽 ・人形浄瑠璃の現在 (Tạm dịch: Hiện trạng
của nghệ thuật Bunraku) (2002) của Shizuo Goto; 文楽における動きの情緒表現 (Tạm dịch: Biểu
hiện thay đổi cảm xúc trong Bunraku); 国立文楽劇場 (Tạm dịch: Nhà hát kịch Bunraku) (1987) của
Toshio Hirayama; 文楽人形による型の分析 (Tạm dịch: Phân tích hình dáng của các con rối trong
Bunraku) của Bunjaku Yoshida, Kazuo Yoshida và Kazusuke Yoshida;… Mặc dù số lượng các bài
nghiên cứu rất nhiều nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chỉ ra điểm
tương đồng và khác biệt từ 2 loại hình nghệ thuật múa rối này. Do vậy, đề tài “So sánh đối chiếu nghệ
thuật múa rối nước Việt Nam và nghệ thuật múa rối Bunraku Nhật Bản” sẽ thực hiện và giải quyết các
vấn đề đặt ra.