Tổng quan
1. Nhu cầu thực tiễn
Kỹ năng viết đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay, giúp chúng ta thể hiện
bản thân, giao tiếp hiệu quả và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện. Tuy nhiên, các
nghiên cứu trước đó cho thấy nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc sử dụng các
phương thức liên kết, dẫn đến bài viết thiếu đi sự mạch lạc. Điều này được lý giải bởi
các nguyên nhân như: năng lực ngôn ngữ kém, đặc biệt là về nhận thức cú pháp và
ngữ nghĩa, cũng như sự hiểu biết không đầy đủ hoặc không chính xác về các quy tắc
liên kết. Để giải quyết thách thức này, phản hồi từ bạn học (peer feedback) được đánh
giá là một phương pháp học tập hiệu quả, giúp tăng cường sự liên kết trong bài văn.
Đối với giáo viên, những phát hiện từ nghiên cứu của chúng tôi mang lại cái nhìn chi
tiết về phương pháp giảng dạy của họ, giúp họ điều chỉnh chiến lược giảng dạy để
thúc đẩy sự tương tác trong học tập giữa các bạn học sinh. Đồng thời, học sinh cũng
có cơ hội nâng cao kỹ năng viết và hiểu sâu hơn về sự liên kết trong các bài luận viết,
từ đó có thể trình bày bài viết một cách có liên kết và khoa học hơn.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng phản hồi từ bạn học (peer feedback) là phương
pháp hiệu quả giúp nâng cao khả năng viết của các bạn học sinh. Phản hồi từ bạn học
(peer feedback) không chỉ giúp cải thiện sự tự tin và tiếp thêm động lực cho học sinh
mà còn giúp nâng cao khả năng viết và thúc đẩy tư duy phê phán. (Peiffer & Flaig, 2020; Noroozi & Hatami, 2018; Tian & Li, 2018). Khi viết bài viết tranh luận,
Kerman, Noroozi, Banihashem, Karami & Biemans (2022) nhấn mạnh rằng phản hồi
mang tính mô tả (cognitive feedback) và phản hồi đề xuất cho tương lai (constructive
feedback) sẽ hiệu quả hơn trong việc cải thiện kỹ năng viết của học sinh. Ở Việt Nam,
các nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự hiệu quả của phản hồi từ bạn học (peer feedback)
trong việc cải thiện độ chính xác ngữ pháp, cách sử dụng từ vựng, khám phá những
cách diễn đạt mới và sắp xếp ý tưởng cũng như giảm bớt sự đơn điệu của các bài học
viết trực tuyến (Pham and Nguyen, 2014; Vo and Nguyen, 2023)
Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã xem xét tính hiệu quả của phản hồi từ bạn học
(peer feedback) đối với bài viết tổng thể hoặc nhiều khía cạnh của một bài luận, nhưng
rất ít nghiên cứu xem xét tác động của phản hồi từ bạn học (peer feedback) đến tính
liên kết (cohesion) trong bài văn. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đó không chỉ rõ học
sinh có nhận thức thế nào về phản hồi từ bạn học (peer feedback) về sự gắn kết trong
bài luận tranh luận. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn xác định ảnh
hưởng của phản hồi từ bạn học (peer feedback) đến bài viết của học sinh về tính gắn
kết (cohesion) và nhận thức của học sinh về những ảnh hưởng này.
● Danh mục tài liệu tham khảo:
- Simonsmeier, B. A., Peiffer, H., Flaig, M., & Schneider, M. (2020). Peer
feedback improves students’ academic self-concept in higher education.
Research in Higher Education, 61, 706-724. - Kerman, N. T., Noroozi, O., Banihashem, S. K., Karami, M., & Biemans, H. J.
A. (2022). Online peer feedback patterns of success and failure in
argumentative essay writing. Interactive Learning Environments. Advance
online publication. https://doi.org/10.1080/10494820.2022.2093914 - Tian, L., & Li, L. (2018). Chinese EFL learners’ perception of peer oral and
written feedback as providers, receivers and observers. Language Awareness,
27(4), 312-330. - Kerman, N. T., Noroozi, O., Banihashem, S. K., Karami, M., & Biemans, H. J.
A. (2022). Online peer feedback patterns of success and failure in
argumentative essay writing. Interactive Learning Environments. Advance
online publication. https://doi.org/10.1080/10494820.2022.2093914 - Pham, P. H. & Nguyen, T. D. (2014). The Effectiveness of peer feedback on
graduate academic writing at Ho Chi Minh City Open University. Ho Chi Minh
City Open University Journal of Science. No. 4(1). - Vo, T., & Nguyen, N. (2023). Students’ perceptions towards the application of
peer assessment in a virtual English writing class. Journal of University
Teaching & Learning Practice, 20(2). https://doi.org/10.53761/1.20.02.05
3. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu này sẽ mang lại những ý nghĩa khoa học quan trọng sau:
(1) Hiểu rõ hơn về những tác động của nhận xét từ bạn học (peer feedback) đối với
tính mạch lạc của bài viết tranh luận: Các phát hiện từ nghiên cứu này sẽ cung cấp
thông tin cụ thể và chi tiết về cách nhận xét từ bạn học (peer feedback) có thể tác động
đến việc viết một cách mạch lạc và có cấu trúc.
(2) Ứng dụng trong giáo dục viết và cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo: Các
thầy/cô giáo và người quản lý giáo dục có thể sử dụng những kết quả của nghiên cứu
này để phát triển các chương trình giảng dạy về kỹ năng viết hiệu quả hơn, nhằm giúp
học sinh phát triển kỹ năng viết một cách mạch lạc và truyền đạt ý tưởng của họ một
cách rõ ràng và hiệu quả.
(3) Tạo ra cơ sở và hướng đi mới cho các nghiên cứu trong tương lai: Nghiên cứu này
có thể được sử dụng như đề tài tham khảo và mở ra các hướng đi mới và thú vị cho
những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực giáo dục về kỹ năng viết và nhận xét từ bạn
học (peer feedback). Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục khám phá các yếu tố chi
tiết hơn và tạo ra các phương pháp và kỹ thuật mới để tối ưu hóa quá trình viết và
nhận xét từ bạn học (peer feedback).