1. Nhu cầu thực tiễn
Việt Nam và Đài Loan Trung Quốc (Dưới đây viết tắt là Đài Loan) đều là những
khu vực phát triển mới với dân số lần lượt là hơn 99 triệu người và gần 24 triệu người.
Trong hàng nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, cả Việt Nam và Đài Loan đều mang trong mình những phong tục tập quán đặc sắc, đặc biệt là những giá trị văn hoá tâm linh. Ở Việt Nam có những tập tục thờ cúng như: Thờ cúng tổ tiên, thờ Phật, thờ Chúa, thờ Thánh,… và ở Đài Loan cũng tương tự như vậy.
Tín ngưỡng Mẫu Tổ là một loại tín ngưỡng dân gian Trung Quốc đã trở thành một
hiện tượng văn hóa của người Hoa trên toàn cầu. Trước Thế chiến thứ hai, những người nhập cư đến từ Trung Quốc đã xây dựng chùa thờ Mẫu Tổ ở nhiều nơi ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là miền Nam Việt Nam. Khu vực này từ lâu đã được biết đến là nơi chung sống và giao lưu đa văn hóa giữa bốn dân tộc Việt (Kinh), Hoa (Trung Quốc), Khmer và Chăm. Người Hoa nhập cư vào Việt Nam có lịch sử lâu đời. Những người nhập cư từ miền Nam Trung Quốc và nền văn hóa độc đáo của họ bắt đầu đến khu vực này vào cuối thế kỷ XVII. Sau khi di cư sang Việt Nam, họ duy trì nhiều mối quan hệ gắn bó với quê hương thông qua các tập tục văn hóa và hệ thống tín ngưỡng, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu Tổ. Ở Việt Nam, họ thành lập nhiều hội quán, đền thờ và phòng thương mại để thờ cúng Mẫu Tổ, tạo thành một mạng lưới xã hội dân tộc dày đặc, đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng người Việt gốc Hoa. Nghiên cứu này không chỉ nhằm mục đích tìm hiểu tín ngưỡng Mẫu Tổ ở Việt Nam mà còn nhấn mạnh vai trò của tín ngưỡng này đối với cộng đồng người Hoa ở Việt Nam và Đài Loan.
2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
● Tài liệu tiếng Trung
1. 王頔 《“三月疯妈祖” 到 “保生文化祭”:感受台湾传统信俗的 文化基因》
2. (2023)《台湾大甲妈祖绕境进香活动拉开帷幕》
3. 王金雪、秦华 (2015) 《妈祖文化:海上丝绸之路的精神家园》
4. 莆田文旅 (2020)《妈祖文化和旅游国际传播影响力调查报告 (2020)》
5.《妈祖-百度百科》
6. 夏天杂志 《妈祖祭典概述》
7. 叶金魁 《妈祖文化的四大特征》
8. 文化与历史 《妈祖的寓意和象征》
9. (2019)《妈祖信仰传播的五个阶段》
10. 柳金财 《从文化认同到和谐建构:中华妈祖文化信仰对台、 两岸及区域
发展影响》
11.《大陆与台湾虽有海峡相隔,但对同一位神仙的信仰,拉近两 岸的距离》
● Tài liệu tiếng Việt
12. Nguyễn Thái Hòa, Những biến đổi trong Tín ngưỡng thờ Thiên hậu tại Hội quán Phúc Kiến, Phố Lãn Ông, Hà Nội
13. Tín ngưỡng thờ Mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ Mẫu có ý nghĩa như thế nào? 14.
Nguyễn Ngọc Thơ, Văn hóa tâm linh và phát triển: Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại
Nam Bộ Việt Nam
14. Thờ cúng tổ tiên
15. Đăng Nguyễn, Vì sao nữ thần biển trong thần thoại Trung Hoa được thờ phụng
khắp thế giới?
16. Taiwan Panorama, Tháng 3 âm lịch, tháng đặc biệt của Thiên Hậu Thánh Mẫu
Đệ nhất nữ thần Đài Loan
17. Thiên Hậu Thánh Mẫu trong tín ngưỡng của người Hoa
3. Ý nghĩa khoa học
Tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu mang ý nghĩa văn hóa xã hội sâu sắc trong cộng đồng người Hoa. Đây không chỉ là một nghi lễ tôn giáo mà còn là biểu tượng của lòng tin, niềm tin và lòng biết ơn đối với Thần linh bảo hộ. Tục thờ này thường liên quan đến lòng hiếu thảo, lòng nhân ái và tình đoàn kết trong cộng đồng. Ngoài ra, qua các hoạt động thờ cúng, người ta thường tập trung vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ lịch sử đến đạo đức và phẩm chất. Tục thờ Mẫu Tổ cũng có thể làm nổi bật tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng, tạo ra một bức tranh văn hóa phong phú và đa dạng. Từ các thảo luận và chia sẻ trong quá trình thực hiện nghi lễ, người ta có thể truyền đạt những giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần đoàn kết, góp phần củng cố tính nhân bản và đoàn kết xã hội.
Tục thờ Mẫu Tổ ở Đài Loan hay thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Việt Nam là một trong những nhu cầu trong đời sống tâm linh của người dân, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và niềm hạnh phúc. Đồng thời, nó góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc.
Trải qua quá trình cộng cư, tiếp xúc lâu dài, đặc biệt là việc hòa huyết nhiều đời giữa hai tộc người Hoa – Việt đã khiến cho tín ngưỡng thờ Thiên Hậu ở các chùa chiền tại Hà Nội có nhiều biến đổi mạnh mẽ. Nó du nhập nhiều yếu tố văn hóa Việt trên mọi phương diện: kiến trúc, trang trí, truyền thuyết, nghi thức, lễ hội, các trò diễn và thành phần tham gia,… Từ một ngôi chùa mang đặc trưng kiến trúc Trung Hoa truyền thống, nay đã trở thành một ngôi chùa với nhiều nét giống các đình, chùa Việt Nam khác. Một số vị thần của người Việt cũng được thờ trong khuôn viên của các ngôi chùa này như Tiền hiền, Thổ thần, chức sắc của làng và Phật Quan Âm. Quy cách trang phục tế lễ, thờ cúng cùng việc tổ chức ăn uống tại chùa trong các dịp tế lễ được quy định cụ thể, giống hệt những sinh hoạt tín ngưỡng ở đình làng người Việt. Vật phẩm dâng cúng Bà hiện nay là những món ăn Việt Nam thay thế những món ăn đặc trưng của người Hoa trước đây. Sự biến đổi này bao gồm việc mất đi một số mô thức văn hóa cũ, sự du nhập một số mô thức văn hóa mới, đồng thời những mô thức cũ còn tồn tại thì đã bị chuyển hoá. Như vậy, hàng
loạt các điều chỉnh văn hóa đã phát sinh khiến cho tín ngưỡng thờ Thiên Hậu ở Việt Nam ngày nay có một diện mạo mới, gần gũi với tín ngưỡng thờ nữ thần, Mẫu thần của người Việt, đồng thời khác xa với tín ngưỡng này ở quê gốc của nó.
Trong tín ngưỡng thờ Thiên Hậu ngày nay có một số yếu tố văn hóa Trung Hoa
truyền thống bị mất đi, một số yếu tố văn hóa Việt được du nhập vào, đồng thời, những yếu tố được bảo tồn thì đều có sự biến đổi theo hướng mai một yếu tố văn hóa Trung Hoa truyền thống và gia tăng yếu tố văn hóa Việt. Đó là kết quả của cả một quá trình chịu tác động của nhiều yếu tố: con người, tự nhiên, xã hội, kinh tế và hoàn cảnh lịch sử. Thờ Thiên Hậu là một tín ngưỡng dân gian nổi bật của người Hoa và là một trong những hạt nhân phản ánh bản sắc văn hóa truyền thống của họ. Theo bước chân người Hoa di cư tới nhiều nơi trên thế giới, tín ngưỡng này đã giao thoa, tiếp xúc với các tín ngưỡng của cư dân sở tại nhiều quốc gia, dần dần tạo ra những truyền thống văn hóa mới. Kết quả là, bên cạnh những nét cơ bản của tín ngưỡng vẫn được lưu giữ mang tính thống nhất thì tục thờ Thiên Hậu còn được địa phương hóa, mang đậm tính chất vùng, miền và được thể hiện qua nhiều sắc thái khác nhau. Nhóm nghiên cứu tin rằng, trong tương lai, chủ đề về Thiên Hậu sẽ không chỉ là một tiềm năng đầy triển vọng cho lĩnh vực nghiên cứu văn hóa mà
còn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật khác.