“Đũa, thìa, bát – Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản”

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Nhu cầu thực tiễn
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự “mở cửa” giữa các nước ngày càng
được đẩy mạnh nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển quốc tế. Trong quá trình đó, việc giao lưu văn hóa, thấu hiểu bản sắc luôn được coi là tiêu chí hàng đầu không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà nó còn thể hiện thái độ nghiêm túc mong muốn cùng hợp tác, phát triển bền vững.
Nhật Bản – “quốc gia đồng văn, đồng chủng”, là một trong những đối tác đáng
tin cậy của Việt Nam. Mối quan hệ bền chặt của hai nước không chỉ được thể hiện qua những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong cả lĩnh vực văn hóa. Năm 2023 vừa qua đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, đồng thời cũng là mốc đánh dấu một chặng đường đã qua và mở ra một chặng đường mới với đầy triển vọng phát triển phía trước. Bởi vậy, hiểu thêm về văn hóa nước bạn là một cách để chúng ta bày tỏ sự tôn trọng, thái độ nghiêm túc và mong muốn hợp tác ngày càng sâu rộng giữa hai nước.
Mặc dù cùng là quốc gia “đồng văn, đồng chủng”, Việt Nam và Nhật Bản lại
mang những nét văn hóa với màu sắc riêng biệt thể hiện truyền thống lịch sử và hoàn cảnh phát triển. Nói về văn hóa ẩm thực, cả hai nước có một điểm chung là đều sử dụng đũa, thìa, bát trong bữa ăn. Nhưng những ý nghĩa đằng sau việc sử dụng đó chúng ta có thực sự hiểu được một cách rõ ràng? Nhằm chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong thói quen dùng đũa, thìa, bát của người Việt và người Nhật, cũng như trong văn hóa ẩm thực của hai quốc gia, chúng tôi đưa ra đề tài này với những luận điểm đã được nghiên cứu chặt chẽ.

2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
Việc so sánh, đối chiếu những khía cạnh của hai nền văn hóa từ lâu đã không còn
xa lạ. Chúng tôi tiến hành công trình nghiên cứu này không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin thực tiễn mà còn nhằm tìm hiểu những ý nghĩa sâu xa của hai nền văn hóa thông qua hành vi sử dụng bát, đũa, thìa trong bữa ăn của người dân mỗi nước. Từ đó, chúng ta có thể khám phá sâu hơn về văn hóa, lịch sử của hai quốc gia.

3. Ý nghĩa khoa học
Đầu tiên, nghiên cứu này đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu văn hóa so sánh
bằng cách làm sáng tỏ các nét độc đáo trong việc sử dụng đũa, thìa, bát ở Việt Nam và Nhật Bản. Những hiểu biết này giúp mở rộng hình ảnh về sự đa dạng và độc đáo của các nền văn hóa, cung cấp cơ sở thêm cho nghiên cứu so sánh giữa các quốc gia.
Thứ hai, đề tài giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự liên kết giữa các phương tiện ẩm
thực và văn hóa chung của cộng đồng. Bằng cách thấu hiểu ý nghĩa và cách sử dụng của đũa, thìa, bát trong các dịp lễ cũng như sinh hoạt hàng ngày, nghiên cứu này đem lại cái nhìn sâu sắc về giá trị văn hóa ẩm thực đặc trưng gắn liền với truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia.
Thứ ba, nghiên cứu có khả năng phản ánh sự tương tác xã hội thông qua cách sử
dụng đũa, thìa, bát, đặc biệt là trong bối cảnh hiện đại khi văn hóa được chia sẻ và giao thoa nhiều hơn. Điều này giúp chúng ta biết cách cư xử đúng mực, hợp lý, tránh “faux-amis’’ trong trường hợp gặp phải sự giao thoa văn hóa (tiệc ngoại giao, du lịch…)

Tóm lại, nghiên cứu này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
hiểu biết về văn hóa và ẩm thực mà còn mang lại ứng dụng và giá trị thực tế cho cả lĩnh vực nghiên cứu và đời sống xã hội.