Thực trạng nhận thức của sinh viên Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội về nghi lễ Hầu đồng hiện nay, đặt trong sự so sánh với Điệu múa Kagura Nhật Bản.

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

“Hầu đồng” là nghi lễ độc đáo trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu. Dưới góc độ văn  hóa, “Hầu đồng” là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian và đã xuyên  suốt trụ thời gian lịch sử để lưu giữ tinh hoa của một tín ngưỡng bản địa. Tuy  nhiên, chúng tôi nhận thấy ngày nay, những người biết đến giá trị thật sự của  Hầu đồng không nhiều, đặc biệt là giới trẻ. Nhiều bạn trẻ tỏ ra e ngại khi tiếp  xúc và tìm hiểu về “Hầu đồng” vì cho rằng đó là “mê tín dị đoan”. Bên cạnh đó,  một số người đã lợi dụng Hầu đồng để thực hiện các hành vi lừa gạt niềm tin  của người dân, khiến Hầu đồng bị che phủ bởi nhiều giá trị sai lệch, đi ngược  với bản chất ban đầu. Theo chúng tôi, trong bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực  phù hợp nhất đối với việc lưu truyền và gìn giữ các tín ngưỡng dân gian nói riêng  và văn hóa dân tộc nói chung, lại chính là giới trẻ. Họ có sự năng động, sáng  tạo, linh hoạt trong nhận thức và đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh trong môi  trường đa văn hóa. Chính bởi các lý do trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên  cứu này để góp phần đưa ra một số giải pháp mang tính học thuật nhầm góp  phần bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ Hầu đồng thông qua giới trẻ.  

Như đã đề cập ở trên, Hầu đồng là một trong những di sản văn hóa quan trọng  cần được giữ gìn và khai thác nhưng lại chưa được nhìn nhận đúng trong thời  đại ngày nay, hoặc bị che phủ bởi nhiều giá trị sai lệch, đi ngược với bản chất  ban đầu. Chính bởi vậy, chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và đưa ra  một số giải pháp nhằm bảo tồn Hầu đồng trong nước, cũng như phát triển, đưa  Hầu đồng ra quốc tế. Như trong “Hà Nội – Văn hóa và Phong tục” của tác giả  Lý Khắc Cung cũng đã chỉ ra “nếu ta làm được việc này một cách tốt”, tức là  bảo tồn và phát triển được Hầu đồng, “thì nó sẽ trở nên một tượng đài hoành  tráng về nhiều mặt cho nền văn hóa dân tộc và cho cả thế giới.” Tuy nhiên, ý  của tác giả chỉ dừng lại ở đây, tức là chưa có được một giải pháp cụ thể, hay  một thực trạng rõ ràng về Hầu đồng đối với giới trẻ trong cuộc sống ngày nay. Ngoài ra, trong “Lên đồng – Hành trình của thần linh và thân phận” cũng đồng  thời chỉ ra nhưng mặt phức tạp, không mấy phù hợp trong xã hội hiện tại của Hầu đồng. Chính bởi vậy mà trong quá trình hồi phục các tín ngưỡng tôn giáo  nói chung và nghi lễ Hầu đồng nói riêng, đã có “không ít người đã lợi dụng tình  trạng nhiễu loạn hiện nay để đầu cơ trục lợi, buôn thần bán thánh” và “đi ngược  lại bản chất của bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng là hướng thiện, trừ ác”.  Từ đó, thái độ của tác giả cũng mong muốn chúng ta “phát huy mặt tích cực là  cơ bản, để dần hạn chế những mặt tiêu cực, lỗi thời.” Tuy nhiên, tương tự như  tác giả Lý Khắc Cung, ở đây tác giả cũng chỉ nêu lên được tầm quan trọng của  việc bảo tồn, giữ gìn Hầu đồng nói riêng và các văn hóa khác nói chung, chứ  chưa xây dựng được một hướng đi cụ thể, thích hợp với thời đại. Chúng tôi cũng  chưa tìm thấy một tài liệu nào nêu được những vấn đề như trên. Chính bởi những  điều đó, chúng tôi nhận thấy phải thật sự đề xuất, xây dựng một số giải pháp để  biến nhiệm vụ quan trọng, cần kíp ấy thành sự thật. Chúng tôi cần nêu lên được  thực trạng về Hầu đồng trong nhận thức của giới trẻ, trước hết là sinh viên Đại  học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, những người trẻ trực tiếp học tập và  có tiếp xúc không nhỏ với văn hóa dân tộc cũng như nhiều nền văn hóa trên thế  giới; và tiếp sau đó là đề ra giải pháp với tình hình hiện tại để bảo tồn, phát triển  Hầu đồng.