Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ngành Kinh tế Tài chính – SNHU – ULIS

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

1. Nhu cầu thực tiễn 

Hiện nay, lựa chọn nghề là một vấn đề cấp thiết từ thế hệ này đến thế hệ khác,  nó không chỉ đơn thuần là một quyết định cá nhân, mà còn mang trong mình tầm quan  trọng đáng kể đối với sự hài lòng cuộc sống và sự phát triển của mỗi sinh viên. Quyết  định này có thể ảnh hưởng đến hướng đi tương lai, sự thăng tiến trong sự nghiệp và cả mức độ hài lòng với cuộc sống. Việc lựa chọn một con đường phù hợp không chỉ giúp  sinh viên phát triển kỹ năng và năng lực cá nhân mà còn tạo điều kiện tốt để họ đóng  góp tích cực cho gia đình cũng như cho xã hội. 

Sinh viên SNHU-ULIS đối diện với nhiều thách thức và khó khăn khi phải đưa  ra quyết định về việc làm trong tương lai. Một trong những khó khăn chính đó là thiếu  kinh nghiệm làm việc cũng như chuyên môn ,chưa định hướng rõ được sở thích và  đam mê của mình. Sự đa dạng và phong phú của thế giới nghề nghiệp cũng khiến cho  việc tìm hiểu và lựa chọn trở nên phức tạp. Ngoài ra, áp lực từ gia đình, xã hội và bản  thân cũng là một thách thức đối với sinh viên trong quá trình đưa ra quyết định.  

Trước những khó khăn và thách thức mà sinh viên SNHU-ULIS đang phải đối  mặt khi lựa chọn việc làm, việc nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định  lựa chọn nghề nghiệp sẽ mang lại giá trị thiết thực. Đề tài này hứa hẹn sẽ giúp làm  sáng tỏ những khía cạnh quan trọng trong việc quyết định nghề nghiệp, từ đó giúp  sinh viên có cái nhìn tổng quan và thấu đáo hơn về hướng đi của mình. Các kết quả từ nghiên cứu có thể cung cấp thông tin hữu ích, những gợi ý và kiến thức hỗ trợ để các  sinh viên thực hiện quyết định chọn việc một cách tự tin và hiệu quả hơn, từng bước  xây dựng một tương lai nghề nghiệp thịnh vượng và đáng mơ ước. 

2. Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan 

Tình hình hiện nay, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề  nghiệp của sinh viên trong khối ngành Kinh tế-Tài chính đang thu hút sự quan tâm  đáng kể. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về cả  yếu tố định tính và định lượng, cả trong và ngoài nước. Điều này càng trở nên  quan trọng hơn khi xem xét đến sự đa dạng của từng ngành kinh tế với những đặc  thù riêng, và cần thiết có những nghiên cứu tương ứng để phát triển hiểu biết trong  những môi trường riêng biệt này. Trong phần tổng quan nghiên cứu,tác giả đã chọn  lọc để trình bày lại nghiên cứu có tựa đề “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa  chọn việc làm sau khi ra trường của sinh viên khối ngành kinh tế tại TP Hồ Chí Minh”, tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát gồm 366 mẫu. Kết quả cho thấy, kỳ  vọng và cá nhân là 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn việc làm  của sinh viên. Điểm hạn chế của nghiên cứu này là chưa tìm hiểu đến ý định của  sinh viên trước khi chọn chọn việc làm như thế nào và mối liên hệ giữa các biến  trong mô hình. 

Một ví dụ khác là nghiên cứu mang tên “Phân tích sở thích công việc và lựa  chọn nghề nghiệp”, Nhận thấy nhu cầu cao về sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý  và kỹ thuật có tay nghề cao trên toàn thế giới, nghiên cứu này được thực hiện để  khám phá mong muốn của sinh viên và quan điểm của họ về các lựa chọn nghề  nghiệp trong tương lai. Điều quan trọng là phải hiểu những lựa chọn của sinh viên  hoặc sinh viên mới tốt nghiệp về sở thích công việc và vị trí ưa thích của họ trong  thế giới cạnh tranh cao độ ngày nay. Trong quá trình nghiên cứu, phản hồi của  sinh viên về các công việc chuyên môn, quản lý và kỹ thuật tại các công ty trong  nước/quốc tế đã được thu thập và phân tích để rút ra những xu hướng nhất định về  sở thích công việc của họ và để hiểu quá trình suy nghĩ của sinh viên khi lựa chọn  công việc đầu tiên. Tuy vậy, cần lưu ý rằng tác giả vẫn chưa đưa ra các phân tích  thống kê cụ thể mà chỉ dựa vào thông tin thu thập từ khảo sát. 

Cũng có một nghiên cứu khác với tựa đề “Những yếu tố tìm hiểu văn học tác  động đến quyết định và lập kế hoạch nghề nghiệp”, Nhận thấy nhu cầu cao về sinh  viên tốt nghiệp ngành quản lý và kỹ thuật có tay nghề cao trên toàn thế giới, nghiên  cứu này được thực hiện để khám phá mong muốn của sinh viên và quan điểm của  họ về các lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Điều quan trọng là phải hiểu  những lựa chọn của sinh viên hoặc sinh viên mới tốt nghiệp về sở thích công việc  và vị trí ưa thích của họ trong thế giới cạnh tranh cao độ ngày nay. Trong quá trình  nghiên cứu, phản hồi của sinh viên về các công việc chuyên môn, quản lý và kỹ  thuật tại các công ty trong nước/quốc tế đã được thu thập và phân tích để rút ra  những xu hướng nhất định về sở thích công việc của họ và để hiểu quá trình suy  nghĩ của sinh viên khi lựa chọn công việc đầu tiên. 

Cuối cùng, nghiên cứu mang tựa đề “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến  khả năng tìm được việc làm của sinh viên trường Cao Đẳng kinh tế tài chính Vĩnh  Long sau khi ra trường” Nghiên cứu này tập trung phân tích yếu tố quyết định khả  năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế Tài  chính Vĩnh Long. Phương pháp nghiên cứu sử dụng kiểm định hệ số tin cậy  Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy Binary  Logistic. 250 sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2016-2018 được nghiên cứu và kết  quả chỉ ra rằng Kỹ năng cứng, Kỹ năng mềm, Khả năng làm việc, Trình độ ngoại  ngữ và Kết quả học tập là quan trọng, đặc biệt Kỹ năng cứng có tác động mạnh. 

Đề tài này cực kỳ cần thiết vì mang lại cơ sở cho việc đề xuất giải pháp tăng cường  khả năng tìm việc sau tốt nghiệp cho sinh viên thông qua sự tương tác giữa trường  học, sinh viên và người tuyển dụng một cách hiệu quả..  

Có thể thấy, dưới cái nhìn tổng quan cả trong và ngoài nước, vấn đề quyết  định nghề nghiệp của sinh viên luôn thu hút sự quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều  khoảng trống về việc tìm ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định này  và thiếu đi sự phân tích chi tiết, đầy đủ. Nhóm chúng tôi nhận thấy điều này là một  “khoảng trống nghiên cứu” (research gap) đáng chú ý, và chúng tôi cam kết điền  đầy khoảng trống này một cách hiệu quả và toàn diện nhất. 

3 Ý nghĩa khoa học 

Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp cái nhìn sâu sắc và ý nghĩa cụ thể cho  các đối tượng liên quan, bao gồm nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp. 

Một trong những mục tiêu quan trọng của nghiên cứu là giúp nhà trường hiểu rõ  hơn về nguồn gốc và chiều sâu của vấn đề thất nghiệp hay thành công nghề nghiệp của  sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thông qua việc tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng đến  việc làm của sinh viên SNHU-ULIS, chúng tôi mong muốn mở ra cơ hội khám phá  những điểm chính quyết định sự sẵn có của họ trước thị trường lao động. 

Nghiên cứu còn nhằm nâng cao kiến thức lĩnh vực, đặc biệt là về mối liên kết giữa  quá trình đào tạo tại trường và sự thành công sau này trên thị trường lao động. Không  chỉ giúp phong phú hóa lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực mà còn hỗ trợ tối ưu hóa quá  trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhằm xây dựng cơ sở lý luận hữu ích cho chính  sách giáo dục. Kết quả từ nghiên cứu có thể làm căn cứ lý luận cho việc xây dựng và  điều chỉnh chính sách giáo dục, nhằm hỗ trợ tối ưu hóa chất lượng đào tạo và kỳ vọng  của sinh viên. 

Ngoài ra, nghiên cứu hỗ trợ sinh viên và ngành nghề bằng cách giúp sinh viên có  cái nhìn sâu sắc hơn về yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công nghề nghiệp của họ. Thông  qua việc cung cấp thông tin hữu ích, nó có thể giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho sự  nghiệp sau khi tốt nghiệp và đồng thời là nguồn thông tin hữu ích cho các ngành nghề  trong quá trình tuyển dụng và phát triển nhân sự. 

Nghiên cứu cũng nhắm đến việc đối mặt với thách thức của thị trường lao động  hiện nay. Bằng cách hiểu rõ về những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm, nó giúp trường  và sinh viên đối mặt với những thách thức thực tế và từ đó đề xuất và triển khai các giải  pháp phù hợp. 

Cuối cùng, nghiên cứu có thể hỗ trợ chiến lược tuyển dụng của doanh nghiệp bằng  cách sử dụng thông tin chi tiết từ nghiên cứu. Hiểu rõ về những yếu tố quyết định sự thành công nghề nghiệp của sinh viên giúp doanh nghiệp tập trung vào những đặc tính  và kỹ năng cần thiết cho từng vị trí công việc cụ thể.