Một số biện pháp nâng cao kỹ năng ngoại giao cho sinh viên Bộ môn Khoa NN&VH Ả Rập

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Tổng quan

  1. Nhu cầu thực tiễn
    1. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, công tác đối ngoại luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; mà còn góp phần to lớn xây dựng, phát triển đất nước. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với hơn 30 nước; có quan hệ thương mại với hơn 50 đối tác. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, thế giới liên tục đổi mới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, đổi mới và hội nhập nhưng vẫn phải giữ nguyên các giá trị truyền thống tốt đẹp, hòa nhập chứ không hòa tan. Điều này đòi hỏi thế hệ người Việt trẻ luôn phải đổi mới và sáng tạo, song vẫn giữ nguyên được những giá trị tốt đẹp.
    2. Ngoại giao đa phương đã trưởng thành mạnh mẽ và đã đạt được những thành tựu quan trọng, khẳng định rõ Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Không chỉ góp phần nòng cốt trong việc tổ chức thành công nhiều trọng trách quốc tế lớn, nhất là chủ nhà của Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ (1997), ASEAN (1998, 2010, 2020), ASEM (2005), APEC (2006, 2017), ngoại giao còn chủ động, tích cực đưa ra nhiều ý tưởng, sáng kiến, góp phần vào giải quyết các vấn đề chung của khu vực và thế giới. Đặc biệt, ngoại giao đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần thứ 2 tại Hà Nội, qua đó thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, được các đối tác và cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực ở hầu hết các tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, nhất là ASEAN, ASEM, APEC và Liên hợp quốc, G7, G20… được bạn bè, đối tác đánh giá cao.Việt Nam và các nước Ả Rập đã thiết lập mối quan hệ bền vững và sâu sắc. Hai bên liên tục hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi thế hệ tương lai phải trau dồi và đổi mới để có thể tiếp tục giữ vững và nâng cao mối quan hệ Việt Nam – Ả Rập. Đặc biệt, là các sinh viên bộ môn NN&VH Ả Rập, những sinh viên được tạo điều kiện để tiếp cận và học tập nền văn hóa của các nước Ả Rập, không chỉ đòi hỏi ngôn ngữ, mà sinh viên bộ môn NN&VH Ả Rập còn rất chú trọng vào nhiều lĩnh vực khác. Sinh viên BM Ả Rập thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại giao, đồng thời tương lai hướng tới làm việc trong các lĩnh vực như các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên kỹ năng ngoại giao là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập ở giảng đường mà còn hỗ trợ rất nhiều đối với công việc sau này.
  • Nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 103 sinh viên và cựu sinh viên Bộ môn NN&VH Ả Rập, kết quả cho thấy 55,3% các bạn hoàn toàn đồng ý và 24,3% các bạn đồng ý, cho rằng kỹ năng ngoại giao quyết định trực tiếp đến hiệu quả công việc. 16,5% cho rằng kĩ năng của bản thân kém và 37,9% các bạn cảm thấy kĩ năng ngoại giao của bản thân bình thường. 98,1 % mong muốn được cải thiện kỹ năng ngoại giao. Nhận thấy đây là một vấn đề cấp thiết và quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến học tập và công việc sau này của sinh viên Bộ môn. Nhóm chúng chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng ngoại giao cho sinh viên Bộ môn NN&VH Ả Rập”.
  • Tổng quan tài liệu công trình nghiên cứu liên quan
    • Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu sâu vào vấn đề này nên chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu trong và ngoài nước có liên quan như sau:
  • Luận án tiến sĩ “ Ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN trong thời kỳ hội nhập” của Nguyễn Thị Thùy Yên. Bài viết chỉ ra hàng loạt các khái niệm về ngoại giao văn hóa, văn hóa đối ngoại ngoại và hội nhập quốc tế, từ đó rút ra vai trò thực tiễn của ngoại giao văn hóa. Tác giả cũng nhìn nhận về các vấn đề trong ngoại giao văn hóa Việt Nam. Trong những năm gần đây, hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam diễn ra khá sôi nổi. Trong cộng đồng ASEAN, Việt Nam liên tục tổ chức và tham gia các hoạt động đa phương, song phương, các triển lãm văn hóa. Trong nước, các tỉnh thành cũng liên tục tổ chức các hoạt động văn hóa. Tất cả cho thấy Việt Nam hiện đang dành sự quan tâm không hề nhỏ cho hoạt động văn hóa dân tộc. Song, bài viết cũng chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của nó, nổi bật là công tác tuyên truyền nâng cao nhân thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hiểu biết về ngoại giao văn hóa và tiến hành công tác ngoại giao văn hóa vẫn chưa đáp ng được đòi hỏi của thực tế, công tác truyền thông chưa được chú ý trong thời kỳ công nghệ số hiện nay, nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của văn hóa nói chung cũng như ngoại giao văn hóa nói riêng trong sự nghiệp Đổi mới và phát triển đất nước còn chưa đầy đủ, vẫn bị coi nhẹ so với nhiệm vụ chính trị và kinh tế.
  • Báo cáo “Sinh viên ngoại ngữ: Nhân tố giá trị quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao các giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế” của Tạ Thị Thanh Tâm. Sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên Đại học Hà Nội nói riêng có thể coi như một đại sứ văn hóa, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ và nâng cao giá trị văn hóa dân tộc. Trong bài viết có mục “Thực trạng việc giảng dạy các môn liên quan đến văn hóa học và văn hóa Việt Nam ở Trường Đại học Hà Nội” khá tương đồng với thực trạng của Đại học Ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội, chương trình giảng dạy được chia thành 3 nhóm: Nhóm kiến thức chung (10 tín chỉ), nhóm cơ sở ngành (10 tín chỉ) và nhóm kiến thức ngành (64 đến 65 tín chỉ, tùy chuyên ngành). Sinh viên các ngành phải hoàn thành các tín chỉ bắt buộc và tự chọn bao gồm các môn liên quan đến thực hành tiếng và các môn văn hóa. Hanu và Ulis đều có thế mạnh về các ngành ngôn ngữ cùng đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước chất lượng, do đó cả hai trường đều là một môi trường đa văn hóa, hội tụ nhiều sinh viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Sinh viên của trường được trực tiếp “va chạm” với văn hóa của các nước thông qua các hoạt động thực tiễn hàng ngày, tiếp biến phù hợp với văn hóa dân tộc. Từ đó, nâng cao giá trị văn hóa dân tộc trong chính bản thân mình và lan tỏa giá trị văn hóa ấy với bạn bè quốc tế. Ngoài ra, cả hai trường đều kí kết với nhiều trường đại học trên thế giới Hàng năm, sinh viên có cơ hội nhận học bổng đi trao đổi, hợp tác trong học tập và nghiên cứu khoa học. Ở môi trường quốc tế, sinh viên với trình độ về ngôn ngữ, kỹ năng của mình, tiếp nhận có sàng lọc những giá trị văn hóa phù hợp với văn hóa dân tộc, với thời đại, nhằm nâng cao các giá trị văn hóa của dân tộc trong quá trình hội nhập, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình tiếp biến văn hóa ấy cũng làm mai một đi một số nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt.
  • Nghiên cứu “Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19”, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích vai trò của ngoại giao văn hóa thông qua cách Việt Nam đối phó với COVID-19 nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh mềm của quốc gia. Từ đó, cho thấy những hiệu quả mà ngoại giao văn hóa mang lại cho đất nước. Ngoại giao văn hóa đầu tiên là giúp củng cố chính trị. Trong thời gian dịch bệnh, Nga là một quốc gia bị thiệt hại vô cùng nặng nề, cũng nhận được 150.000 chiếc khẩu trang từ Việt Nam. Ngoại giao văn hóa thông qua khẩu trang hay còn được gọi là ngoại giao khẩu trang (mask diplomacy) lần đầu tiên đã trở thành một hình thức ngoại giao mới trong quan hệ quốc tế (Ralph Jennings, 2020). Thứ hai là quảng bá hình ảnh đất nước, Bộ Ngoại giao và các cơ quan thông tấn đã tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội và kỹ thuật số nhằm thu hút công chúng quốc tế, quảng bá văn hóa đất nước con người Việt Nam. Nổi bật là việc phát động phong trào đặt hashtag trên Twitter # VietNamLeavesNoOneBehind . Ca khúc “Ghen Cô Vy” và điệu nhảy rửa tay tuyên truyền phòng chống COVID-19 hay “Vũ điệu 5K” của Việt Nam cũng trở thành “hiện tượng” trong mắt truyền thông quốc tế. Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF đều lần lượt chia sẻ các video này trên trang Facebook chính thức. Thứ 3 là mở đường cho các hoạt động ngoại giao mới, trong kỷ nguyên COVID-19, Việt Nam có cơ hội xác định lại bản sắc đi đầu trong ứng phó với đại dịch và tích cực đưa “ngoại giao kỹ thuật số”, “ngoại giao chăm sóc sức khỏe” vào chiến lược phát triển ngoại giao văn hóa. Bởi những phương thức đối ngoại này không chỉ giới hạn trong các nguồn lực vật thể như khẩu trang, thiết bị y tế, máy tính, công nghệ mà còn là các nguồn lực phi vật thể như ý tưởng, thông tin, phương pháp tối ưu, chính sách và kiến thức – những yếu tố không kém phần quan trọng của ngoại giao văn hóa.
  • Báo cáo khoa học “The Role of Study-Abroad Students in Cultural Diplomacy: Toward an International Education as Soft Action” của Madalina Akali. Bài viết với tiêu đề “ Vai trò của sinh viên du học trong ngoại giao văn hóa: Hướng tới một nền giáo dục quốc tế như một hành động mềm”. Madeline Akali cho rằng sinh viên du học đóng vai trò rất quan trọng trong ngoại giao văn hóa và nên lấy sinh viên du học làm trung tâm của ngoại giao văn hóa. Sinh viên du học được khuyến khích chủ động khẳng định vai trò ngoại giao văn hóa của mình, và do đó tạo ra sự chuyển đổi từ quyền lực mềm chính thức, theo truyền thống tập trung ở các đại sứ quán và đoàn ngoại giao, sang hành động mềm không chính thức trong cuộc sống hàng ngày ở nước ngoài. Với sự phát triển gần đây của rất nhiều cơ hội học tập ở nước ngoài, sức mạnh mềm có thể được định hình lại bởi các sinh viên và nhà giáo dục xuyên biên giới quốc gia. Do đó, họ là những tác nhân tiềm năng của sự thay đổi mô hình liên quan đến ngoại giao văn hóa và giáo dục quốc tế: họ là những nhà ngoại giao văn hóa không chính thức mới ngày nay.
  • Tạp chí về các vấn đề hiện tại của Trung Quốc – China aktuell, bài viết “ Ngoại giao giữa sinh viên với sinh viên”. Sinh viên quốc tế Trung Quốc như một công cụ quyền lực mềm. Du học sinh Trung Quốc ngày càng trở thành sự hiện diện rõ ràng trên toàn cầu và sự quan tâm đến những sinh viên này đã do đó đã gia tăng trong số các trường đại học, nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách, những người thường coi sinh viên quốc tế là nguồn gia tăng quyền lực mềm. Bài viết này đặt câu hỏi về ý tưởng coi du học sinh Trung Quốc như một công cụ quyền lực mềm. Điều này được thực hiện thông qua một cuộc thảo luận quan trọng về khái niệm quyền lực mềm và nghiên cứu khá hạn chế về ngoại giao giáo dục, chứng minh rằng sự mơ hồ trong phân tích của khái niệm quyền lực mềm dẫn đến sự hiểu biết quá đơn giản về mối liên hệ giữa sinh viên quốc tế và quyền lực mềm. Để cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc hơn về mối liên kết này, bài báo xem xét trải nghiệm thực tế ở nước ngoài của du học sinh Trung Quốc và lập luận rằng mối liên kết giữa sinh viên quốc tế và quyền lực mềm rất phức tạp và những sinh viên này không nhất thiết phải tạo thành nguồn lực quyền lực mềm.

3. Ý nghĩa khoa học

Sản phẩm nghiên cứu khoa học này sẽ là nguồn tài liệu để các sinh viên Bộ môn NN&VH Ả Rập tham khảo và sử dụng trong quá trình học tập, cũng như áp dụng để cải thiện kĩ năng ngoại giao trong thực tế. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo cho đội ngũ giảng viên ngành ngôn ngữ Ả Rập.