Tổn thương tâm lý của người Mỹ gốc Việt trong “The Gangster We Are All Looking For” (lê thi diem thúy)

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Thành viên thực hiện: Trần Thái Hà, Bùi Ngọc Diệu Anh, Nguyễn Hải Anh, Nguyễn Lê Thùy Dương
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hoàng Thanh Huyền

Cụm từ “thuyền nhân” được dùng để chỉ những người rời Việt Nam bằng tàu, thuyền sau sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà năm 1975. Cuộc khủng hoảng thuyền nhân trở nên tồi tệ vào những năm 1978 và 1979, và kéo dài cho tới tận đầu những năm 1990s. Cuộc di cư này đã thu hút sự chú ý của truyền thông thế giới và “thuyền nhân” trở thành một từ vựng mang tính văn hoá (Nguyen, 2016).
Trong khi “Chiến tranh Việt Nam” là một đề tài rất quen thuộc trong cả văn học Mỹ và Việt Nam thì những trải nghiệm của người Việt tị nạn sang Mỹ lại không xuất hiện nhiều. Tới cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, đề tài về trải nghiệm của người tị nạn bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong văn học. Những năm gần đây, có rất nhiều các tác phẩm văn học của thế hệ 1.5 và 2.0 người Mỹ gốc Việt ra đời. Nằm trong làn sóng đó, “The Gangster We Are All Looking For” (2003) của lê thi diem thúy nổi bật lên bởi giọng văn giàu hình ảnh và lối dẫn chuyện đứt gãy, làm nổi bật những khó khăn mà gia đình tị nạn người Việt phải đối mặt khi xây dựng cuộc sống mới tại Mỹ.

Nội dung chính của cuốn tiểu thuyết “The Gangster We Are All Looking For”.

Cuốn tiểu thuyết kể lại câu chuyện của một gia đình tị nạn người Việt tới Mỹ bằng thuyềnvào năm 1978. Đối mặt với sự ám ảnh của bóng ma người con trai đã qua đời và sang chấn tâm lý do cuộc chiến để lại, cả ba thành viên trong gia đình cố gắng xây dựng cuộc sống mới nhưng họ luôn luôn bị giam cầm trong quá khứ của chính mình.

Xem thêm Báo cáo tóm tắt