Cơ hội việc làm trong lĩnh vực du lịch đối với sinh viên khoa Pháp – Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Trang chủ / Ngân hàng ý tưởng

Đại dịch covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Nhiều ngành chịu tổn thất nặng nề trong đó phải kể đến ngành du lịch với chính sách đóng cửa. Trong năm 2020, các doanh nghiệp du lịch phải cắt giảm nhân sự từ 70-80%. Trong năm 2021, số lượng lao động làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc chiếm khoảng 35%, trong đó 10% lao động làm việc cầm chừng.Nhưng sau khi dịch bệnh được đẩy lùi, mọi thứ được khai thông trở lại thì ngành du lịch một lần nữa vươn lên và trở nên phát triển hơn nữa. Bởi vì đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển du lịch vì vậy cần nhiều nguồn lực du lịch.
Tính chung 8 tháng đầu năm, tổng khách du lịch nội địa gần 80 triệu lượt. Khách nước ngoài đạt tới 1,2 triệu lượt với 8 triệu người Việt Nam đi du lịch trong nước; hơn 486000 khách quốc tế đến Việt Nam. Vì những chuyển biến tích cực này, sự thay đổi lớn trong thị trường lao động sẽ có cuộc “ đại tuyển dụng” trong ngành du lịch. Các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn gấp rút tuyển dụng và đào tạo nhân viên vì sự thiếu hụt nhân lực và kỹ năng sa sút. Về nhu cầu nhân lực, hiện nay ngành du lịch cần khoảng 480000 lao động trong cơ sở lưu trú cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45000 người.
Điều này tạo điều kiện cho một thị trường việc làm vô cùng mở rộng và cũng là một cơ hội vô cùng lớn với những sinh viên ngành du lịch và ngôn ngữ. Nằm trong xu hướng theo ngành du lịch, sinh viên khoa Pháp-Đại học Ngoại Ngữ dần lựa chọn chuyên ngành du lịch cũng như dự định làm việc trong môi trường quốc tế mở rộng như ngành du lịch ngày càng nhiều hơn.
Theo chương trình học của trường Đại học Ngoại Ngữ- Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Sinh viên khoa Pháp học theo 3 chuyên ngành chính là biên phiên dịch, kinh tế và du lịch. Trong đó, số lượng sinh viên tại khoa Pháp theo chuyên ngành du lịch là cao nhất so với hai chuyên ngành còn lại. Vì sự phát triển của du lịch nên đây đang là một vấn đề đáng được quan tâm từ phía những sinh viên. Các vị trí tuyển dụng trong ngành du lịch, yêu cầu về kỹ năng như thế nào, những khó khăn , thách thức của ngành du lịch dành cho sinh viên ra sao đang là điều mà sinh viên đang để tâm và có muốn tìm hiểu. Với sự quan tâm như vậy nhưng lại chưa có nhiều thông tin tổng quát về ngành du lịch cũng như những cơ hội khi sinh viên lựa chọn chuyên ngành du lịch làm định hướng cho nghề nghiệp tương lai. Nhận thấy điều này, nhóm tác giả đã nghiên cứu đề tài này là một điều cần thiết nhằm cung cấp cho sinh viên cái nhìn chung về ngành du lịch, hiểu biết hơn về chuyên ngành theo học.